SÀN Giao Dịch TMĐT VIMEFULLLAND D2C KẾT HỢP VỚI MÔ HÌNH BIM 



NHỮNG THÔNG TIN IB CẦN LƯU Ý:

1. Giấy Phép Kinh Doanh Và Đầu Tư Bất Động Sản Của Chủ Đầu Tư

Giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản được các cơ quan có thẩm quyền cấp. Được chứng nhận cho việc chủ đầu tư dự án có quyền được kinh doanh. Và đầu tư bất động sản hay không. Một chủ thể thông thường khi sở hữu đất mà không có giấy phép kinh doanh. Thì sẽ không có quyền thương mại mở bán công khai. Một chủ đầu tư uy tín đầu tiên phải là chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản.

1.1 Những lưu ý đến khách hàng khi xem xét giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư: (1) Giấy phép kinh doanh được các cơ quan có thẩm quyền cấp có con dấu đỏ của cơ quan chức năng. Những giấy tờ kinh doanh không phải do cơ quan nhà nước công nhận sẽ không có giá trị pháp lý. (2) Giấy phép kinh doanh phải đúng lĩnh vực bất động sản. Giấy phép phải có chức năng xây dựng, đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản. (3) Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xác định giấy phép kinh doanh có phù hợp hoặc đủ pháp lý đối với việc kinh doanh bất động sản hay không.

1.2 Những hệ lụy khi một chủ đầu tư không có giấy phép kinh doanh bất động sản: (1) Khi bị thanh tra những dự án đang xây dựng hoặc đang triển khai sẽ bị buộc dừng hoạt động. Các chủ đầu tư sẽ phải hoàn tất thủ tục để tiếp tục đầu tư xây dựng bất động sản; (2) Khi không có giấy phép kinh doanh, chủ đầu tư sẽ không được mở bán công khai cho nhiều người. Hoạt động này sẽ trái pháp luật và sẽ bị xử lý như luật đã định. (3) Có thể tiến hàng thu hồi hoặc niêm phong với chủ thể không xuất trình được giấy phép. Hành vi kinh doanh, xây dựng sẽ là trái pháp luật nếu chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

 

 


2. Sổ Hồng Quỹ Đất

Sổ hồng (sổ đổ) hay còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là giấy tờ pháp lý cao nhất mà một chủ thể có thể sở hữu tại Việt Nam. Sổ hồng như là một minh chứng tốt nhất và rõ nét nhất về tính minh bạch và tính pháp lý đối với đất đai. Một dự án khi có sổ hồng quỹ đất tức là diện tích đất đó đã được nhà nước cấp phép sử dụng. Mọi dự án bất động sản đều phải có sổ hồng quỹ đất. Từ sổ hồng quỹ đất mới có thể phân chia ra nhiều lô đất khác nhau. Sổ hồng phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp và có phôi riêng của cơ quan chuyên môn. Thông thường đối với các dự án bất động sản, thẩm quyền phê duyệt thường là cấp thành phố hoặc cấp tỉnh.

2.1 Giá trị pháp lý của sổ hồng: (1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. (2) Theo đó sổ hồng cũng có giá trị pháp lý ngang nhau như sổ đỏ. Nên việc mua đất có sổ đỏ hay sổ hồng đều không ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất, người mua vẫn có quyền sử dụng đất bình thường. (3) Về thời hạn sử dụng đất: Sổ hồng ghi nhận thời gian sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất được cấp có thời hạn hay vĩnh viễn là phụ thuộc vào từng loại đất, phụ thuộc vào quy hoạch hoặc mục đích nhà nước cấp đất cho chủ sử dụng. (4) Sổ hồng có thể được chuyển nhượng, mua bán, tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu. Không có hạn chế việc chuyển đổi từ “Sổ hồng” sang “Sổ đỏ” hoặc ngược lại nếu các cá nhận, hộ gia đình không có nhu cầu. (Khoản 2 điều 97 Luật Đất đai 2013). (5) Người sử dụng đất có Sổ hồng được Nhà nước bồi thường về đất khi có trường hợp đất bị thu hồi,……

2.2 Một dự án chưa có sổ hồng quỹ đất: (1) Một dự án chưa có sổ hồng quỹ đất đồng nghĩa với việc pháp lý dự án chưa được chắc chắn. Nhà nước chưa công nhận khu đất đó để làm dự án. Khách hàng nên tránh mua những bất động sản chưa có sổ hồng quỹ đất. (2) Một dự án chưa có sổ hồng mà đã mở bán thì khách hàng rất có thể sẽ bị lừa với các dự án ma hoặc dự án không tồn tại. Năm 2019 vừa đã lộ tẩy rất nhiều dự án ma với hàng loạt các vụ lừa đào lên đến hàng trăm tỷ đồng. Khách hàng nên tỉnh táo khi mua những bất động sản không có sổ hồng. (3) Một dự án chưa có sổ hồng mà đã mở bán thì đất tại dự án đó có thể là đất nông nghiệp, không có chức năng làm các dự án để ở. Khách hàng nên xem xét kỹ sổ hồng của quỹ đất đó để tránh bị lừa đảo.

Ngoài ra trước khi một quỹ đất dự án có sổ hồng sẽ được nhà nước ra quyết định giao đất. Quyết định giao đất cũng có giá trị pháp lý rất lớn và là cơ sở để cấp sổ hồng. Quyết định giao đất là một quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao đất cho một chủ thể nào đó. Sổ hồng là Là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Nhiều khách hàng có thể nhầm lẫn giữa 2 giấy tờ pháp lý này. Khách hàng nên tỉnh táo lựa chọn những dự án đã có sổ hổng quỹ đất để mua.