TỔNG QUAN CHUNG VỀ TIỀN MẶT
1. Các chức năng của tiền: (1) Phương tiện trao đổi: tiền là phương tiện thông qua đó hàng hoá và dịch vụ được trao đổi cho nhau. (2) Đơn vị đánh giá: tiền được dùng để đo giá trị các hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế, để biểu thị giá cả của các hàng hoá và dịch vụ. (3) Phương tiện dự trữ giá trị: tiền có thể dùng để mua sắm trong tương lai. Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tiền mặt được hiểu bao gồm tiền tồn quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp IB ở ngân hàng. Về mặt tài chính, để rõ khái niệm tiền mặt trong IB IFMC Investment Group, ta nghiên cứu tiền mặt trong mối quan hệ với các yếu tố của bảng cân đối kế toán
Các yếu tố của bảng cân đối kế toán
1.1 Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt và các tài sản khác được trông đợi rằng có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt trong khoảng thời gian một năm. Bốn thành phần quan trọng nhất trong tài sản lưu động là tiền mặt và các khoản tương đương tiền, chứng khoán, khoản phải thu và hàng tồn kho. Như vậy, tiền mặt là một thành phần quan trọng trong tài sản lưu động. Dựa vào bảng cân đối kế toán, ta nghiên cứu tiền mặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác, qua đó phân tích tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền mặt.
Từ Bảng cân đối kế toán, ta có:
Tài sản lưu động + Tài sản cố định = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Trong đó: Tài sản lưu động = Tiền mặt + Các tài sản lưu động khác
Do đó: Tiền mặt = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu + Nợ ngắn hạn - Tài sản lưu động khác ngoài tiền mặt - Tài sản cố định
Các hoạt động làm tăng tiền mặt: (1) Tăng nợ dài hạn (ví dụ: vay thêm khoản vay dài hạn); (2) Tăng vốn chủ sở hữu (ví dụ: bán cổ phiếu); (3) Tăng nợ ngắn hạn (ví dụ: vay khoản nợ 90 ngày); (4) Giảm tài sản lưu động ngoài tiền mặt (ví dụ: bán một số hàng tồn kho); (5) Giảm tài sản cố định (ví dụ: bán xe ôtô của công ty)
Các hoạt động làm giảm tiền mặt: (1) Giảm nợ dài hạn (ví dụ: trả một khoản nợ dài hạn); (2) Giảm vốn chủ sở hữu (ví dụ: mua lại cổ phiếu); (3) Giảm nợ ngắn hạn (ví dụ: trả khoản vay 90 ngày); (4) Tăng tài sản lưu động ngoài tiền mặt (ví dụ: mua vài vật tư bằng tiền mặt); (5) Tăng tài sản cố định (ví dụ: mua xe ôtô cho công ty); Có thể thấy các hoạt động làm tăng, giảm tiền mặt là những hoạt động hoàn toàn đối lập nhau.
2 Chi phí của việc nắm giữ tiền mặt
IB luôn phải nắm giữ một lượng tiềm mặt nhất định, tuy nhiên việc nắm giữ tiền mặt này cũng có những chi phí kèm theo.
Thứ nhất, xét tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt rất thấp, thậm chí tiền giấy trong két và tiền trong tài khoản bảo chi của các doanh nghiệp của IBcó tỷ lệ sinh lời bằng không. Trong khi đó, sức mua của tiền tệ luôn có khuynh hướng giảm do ảnh hưởng của lạm phát, bởi vậy tỷ lệ sinh lời thực của tiền mặt là âm. Đây được coi là một chi phí của việc nắm giữ tiền mặt. Ngoài ra, khi nắm giữ tiền mặt, IB còn phải chịu khoản chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt chính là khoản lợi nhuận có thể có được nếu đem tiền mặt đi đầu tư. Để không đánh mất chi phí cơ hội sinh lời của tiền mặt, IB có thể đầu tư những đồng tiền nhàn rỗi vào chứng khoán ngắn hạn nhằm mục đích thu tiền lãi. Nhưng việc chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán ngắn hạn và ngược lại cũng tốn kém một số giao dịch nhất định, Do đó thông thường, chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt có thể được tính bằng khoản lợi tức thông qua lãi suất của chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao, hoặc lãi suất tiền gửi có tính thanh khoản cao.
3. Lý do nắm giữ tiền mặt
Việc nắm giữ tiền mặt là có chi phí, vậy tại sao các doanh nghiệp IBlại muốn nắm giữ tiền mặt, tại sao doanh nghiệp IB không dùng tất cả tiền mặt để đầu tư sản xuất kinh doanh hay mua các chứng khoán sinh lãi? Câu trả lời ở chỗ tiền mặt chính là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Nắm giữ tiền mặt giúp doanh nghiệp IB chủ động, vững vàng hơn trong hoạt động của mình. Đối với một doanh nghiệp, có ba động cơ để doanh nghiệp của IBnắm giữ tiền mặt: (1) Động cơ hoạt động, giao dịch: mức tồn quỹ tiền mặt được hoạch định để đáp ứng kịp thời các khoản chi tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. (2) Động cơ dự trữ: là một hành động dự phòng trước khả năng gia tăng nhu cầu chi tiêu do tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhanh chóng đáp ứng những cơ hội kinh doanh đột xuất. (3) Động cơ đầu cơ: là một phản ứng trước sự khan hiếm, biến động giá cả hàng hoá nguyên vật liệu hoặc sự biến động về tỷ giá hối đoái trên thị trường.
4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD
Hoạt động của hầu hết doanh nghiệp bắt đầu bằng tiền mặt. Từ xuất phát điểm đó, hoạt động chính của doanh nghiệp IBlà chuyển đổi số tiền ban đầu thành những loại tài sản khác nhau, tạo đòn bẩy hoặc mở rộng kinh doanh với các khoản đi vay và cuối cùng là biến nó trở lại thành tiền mặt nhưng với số lượng lớn hơn ban đầu.
Tiền mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp IB
Quá trình thành lập và mua sắm của cải diễn ra gần như đồng thời. Quá trình này đòi hỏi của IB phải chi một lượng tiền mặt đáng kể để thanh toán các chi phí: chi phí thành lập, tiền mua hoặc thuê địa điểm, mua và lắp đặt thiết bị, mua sắm trang thiết bị văn phòng, thuê nhân viên…
Giai đoạn tín dụng có mục đích chính là tăng lượng vốn cho hoạt động kinh doanh, quá trình này còn được gọi là sử dụng đòn bẩy. của IB sẽ dùng các biện pháp để huy động vốn, lượng tiền mặt tăng phục vụ cho các hoạt động doanh nghiệp của IB.
Tiếp theo là giai đoạn sản xuất sản phẩm. Công ty bắt đầu chi tiền để mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân, chi phí quản lý… Bước sang giai đoạn bán hàng, IB phải tiếp tục chi tiền cho các khoản chi như tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chi phí bán hàng khác…. Đây là giai đoạn dài và chi tiêu tốn kém mà chưa thu được tiền.
Cuối cùng là giai đoạn thu tiền, đây được coi là giai đoạn có quy mô nhỏ hơn so với sản xuất và bán hàng nhưng là giai đoạn quan trọng đảm bảo cho hoạt động thanh toán. Như vậy, tiền mặt được lưu chuyển trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp IB, biến đổi thành những loại tài sản khác nhau và cuối cùng trở lại tiền mặt. Sự luân chuyển của tiền mặt có thể được phân tích thành các chu kỳ, có mối liên hệ chặt chẽ.
Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một doanh nghiệp sản xuất tiêu biểu của IB
Từ sơ đồ trên ta có các công thức:
Chu kỳ kinh doanh = Số ngày tồn kho + Số ngày thu tiền
Kỳ luân chuyển tiền mặt = Chu kỳ kinh doanh - Số ngày trả tiền
Như vậy, chu kỳ kinh doanh miêu tả quá trình của sản phẩm biến đổi thành các tài sản lưu động khác nhau. Đầu tiên, sản phẩm tồn tại dưới dạng hàng tồn kho, từ khi nguyên vật liệu mua về đến lúc được sản xuất thành sản phẩm. Khi sản phẩm được bán ra thì nó được chuyển đổi thành khoản phải thu và cuối cùng là thành tiền mặt khi của IBthu hồi được của khách hàng.
Kỳ luân chuyển tiền mặt, nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghệp IB là khoảng thời gian tính từ lúc của IB thực sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thực sự thu hồi tiền của khách hàng. Ở đây, ta thấy có sự chênh lệch, một kẽ hở giữa dòng thu tiền mặt và dòng chi tiền mặt. Sự chênh lệch này liên quan đến độ dài của chu kỳ kinh doanh và độ dài của chu kỳ khoản phải thu. Chính kẽ hở này là nguyên nhân có thể khiến của IB rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. Do đó, doanh nghiệp IB luôn phải giữ tiền mặt hay chứng khoán có khả năng thanh khoản cao là một phần quan trọng của tài sản doanh nghiệp của IB.
Mặt khác, đi sâu vào phân tích kỳ luân chuyển tiền mặt, ta thấy:
Kỳ luân chuyển tiền mặt = Số ngày tồn kho + Số ngày thu tiền - Số ngày trả tiền
Kỳ luân chuyển tiền mặt phụ thuộc vào chu kỳ hàng tồn kho, khoản phải thu và khoản phải trả. Do đó, việc rút ngắn kỳ luân chuyển tiền mặt phụ thuộc vào việc rút ngắn khu kỳ hàng tồn kho, thúc đẩy bán hàng và thu hồi nhanh khoản phải thu của khách hàng. Kỳ luân chuyển tiền mặt cũng sẽ giảm nếu trì hoãn được khoản nợ của nhà cung cấp và kéo dài hơn chu kỳ khoản phải trả. Hơn nữa, có thể phân tích chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền mặt là công cụ tài chính dự báo các vấn đề của doanh nghiệp IB trong việc quản lý các loại tài sản lưu động.
Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp IB rất đa dạng bao gồm: hoạt động sản xuất, hoạt động điều hành - quản lý doanh nghiệp, hoạt động đầu tư – phát triển doanh nghiệp cho đến hoạt động tài chính – vốn hoá doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động này đều có sự tham gia của tiền mặt. Việc quản lý tiền mặt còn bao gồm quản lý những dòng thu, chi tiền mặt rất phức tạp trong doanh nghiệp của IB.
5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt
Đối với một doanh nghiệp của IB, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tiền mặt thực tế thì hoạt động của của IB là một hệ thống các dòng tiền. Và một doanh nghiệp của IB dù hoạt động kinh doanh có lãi nhưng vẫn có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính do sự mất cân xứng về thời gian giữa các dòng thu tiền và dòng chi tiền. Do đó, để doanh nghiệp của IB hoạt động vững chắc, IB cần hiểu rõ sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt để quản lý tốt cả hai vấn đề tài chính quan trọng này.
Để phân biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt, ta so sánh hai chỉ tiêu là lợi nhuận ròng và ngân lưu ròng. Hai chỉ tiêu này được tính toán và trình bày trong hai báo cáo tài chính quan trọng của IB: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể lập dưới hai hình thức theo phương pháp gián tiếp hoặc theo phương pháp trực tiếp. Hai hình thức báo cáo này được lập tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán sử dụng:
(1) Kế toán dồn tích: là phương pháp kế toán phổ biến, trong đó các giao dịch tài chính được ghi nhận khi chúng diễn ra trong thực tế dù hoạt động thanh toán chưa diễn ra.
(2) Kế toán tiền mặt: là phương pháp kế toán trong đó mọi giao dịch tài chính sẽ được ghi lại nếu tiền mặt tham gia vào giao dịch.
Từ các báo cáo đó, có thể thấy:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí
Ngân lưu ròng = Dòng thu tiền – Dòng chi tiền
Như vậy, ngân lưu ròng dương hay âm không có nghĩa là lãi hay lỗ, ngược lại lãi hay lỗ thì không đồng nghĩa là có tiền mặt hay không. Nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp thì có thề thấy những khoản điều chỉnh giữa lợi nhuận ròng và ngân lưu ròng. Tuy nhiên về cơ bản, sự khác nhau này là kết quả của bốn kiểu giao dịch sau đây:
Loại 1: Giao dịch làm tăng lợi nhuận nhưng chưa làm tăng lượng tiền mặt ngay lúc đó. Đây có lẽ là loại giao dịch minh hoạ rõ ràng nhất sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt. Khoản mục quan trọng nhất trong loại giao dịch này là “Các khoản phải thu”. Đó là trong trường hợp công ty của IBbán sản phẩm cho khách hàng nhưng phải sau một thời gian mới được thanh toán. Tại thời điểm giao dịch mua bán được thực hiện, nó sẽ làm tăng khoản phải thu, ngay lập tức được ghi nhận doanh thu và tác động đến lợi nhuận. Tuy nhiên, sau một thời gian khi việc thanh toán được thực hiện thì sẽ làm giảm khoản phải thu, lúc này được ghi nhận là có dòng tiền vào và tác động đến ngân lưu ròng. Như vậy, đối với những công ty của IBbán chịu hàng cho khách, thời gian đợi khách hàng thanh toán là lý do họ cần dự trữ nhiều tiền mặt hơn.
Loại 2: Giao dịch làm giảm lợi nhuận nhưng chưa làm giảm lượng tiền mặt ngay lúc đó.
Đây là loại giao dịch đối lập với loại giao dịch trên và ví dụ điển hình nhất cho loại giao dịch này là sự xuất hiện của khoản mục “Các khoản phải trả”. Để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường, công ty của IBhoàn toàn có thể đặt mua nguyên vật liệu, sản xuất và đưa sản phẩm đến tay khách hàng trước khi thanh toán cho nhà cung cấp. Khi mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp và đưa vào sản xuất, công ty của IBcó thể hoãn thanh toán nhưng phải ghi nhận chi phí trong báo cáo sản xuất ngay. Như vậy, chi phí đã xuất hiện trong báo cáo kinh doanh làm giảm lợi nhuận nhưng tiền mặt doanh nghiệp của IBthì vẫn còn nguyên.
Loại 3: Giao dịch làm tăng lượng tiền mặt nhưng chưa tác động đến lợi nhuận ngay lúc đó.
Dòng lưu chuyển tiền tệ bao gồm tất cả các yếu tố tác động đến số dư tiền mặt của công ty của IB. Trong số đó, có những dòng tiền phải sau một thời gian lâu mới tác động đến lợi nhuận, thậm chí có những giao dịch không hề tác động đến lợi nhuận. Xem xét khi công ty của IB đi vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu. Khi đó công ty của IBnhận tiền vào tài khoản và có một dòng thu tiền. Giao dịch này được ghi nhận trực tiếp vào bảng cân đối kế toán làm tăng khoản nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu, tất nhiên cũng xuất hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, số tiền này lúc đó không hề xuất hiện trong báo cáo thu nhập. Chỉ khi công ty sử dụng số tiền đó để đầu tư kinh doanh thì lúc này mới tác động tới doanh thu, chi phí và làm thay đổi lợi nhuận.
Loại 4: Giao dịch làm giảm lượng tiền mặt nhưng chưa tác động đến lợi nhuận ngay lúc đó.
Ví dụ cho loại giao dịch này khá là đa dạng. Chẳng hạn như khi công ty của IBthanh toán khoản nợ đến hạn hay thanh toán khoản vay ngân hàng. Quá trình vay nợ ngân hàng, công ty của IBcó thể phải trả lãi suất và khoản thanh toán này tác động đến lợi nhuận. Nhưng khi công ty thanh toán tiền gốc thì giao dịch tác động tới cả hai bên của bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng không ảnh hưởng tới báo cáo thu nhập.
Ví dụ khác là những giao dịch làm xuất hiện khoản mục “khấu hao” hay “chi phí trả trước”. Khi công ty của IB mua tài sản cố định hay chi tiền cho những hoạt động quảng cáo, mở rộng thị trường… Những tài sản này được sử dụng trong nhiều năm hay những hoạt động này có tác động lâu dài tới hoạt động doanh nghiệp của IB. Đây là những khoản thực chi khá lớn làm giảm tiền mặt nhưng theo quy định thì lại được phân bổ dần vào chi phí nên sẽ chậm tác động đến lợi nhuận.