I. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA IB IFMC INVESTMENT GROU
1. Sơ đồ quy trình quản trị rủi ro
2. Nội dung quy trình quản trị rủi ro tổng quát
Bước 1: Nhận diện rủi ro
Các rủi ro được xác định dựa trên những yếu tố chỉ báo hoặc những khu vực tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động kinh doanh của IB IFMC Investment Group. Dữ liệu đầu vào để xác định rủi ro như sau:
- Cơ sở dữ liệu về các rủi ro trong kinh doanh đã xảy ra, đã được nhận diện, và các rủi ro đã được báo cáo, phát hiện dựa trên các hoạt động KSNB, KTNB, và Kiểm toán Độc lập. Dựa trên các dữ liệu này, Công ty có thể đánh giá và dự đoán các rủi ro có khuynh hướng/khả năng xảy ra trong tương lai;
- Dựa trên việc phân tích dữ liệu quá khứ về các rủi ro đã xảy ra và xu hướng rủi ro xảy ra để xác định những nơi có khả năng phát sinh rủi ro cao. Việc này góp phần nâng cao khả năng QTRR dựa trên tính kế thừa từ những kinh nghiệm và những bài học trong quá khứ;
- Những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, trong quy trình vận hành cũng như việc phát triển các sản phẩm mới, các hoạt động kinh doanh mới hoặc trong trường hợp tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh;
- Những khuyến cáo, nhận xét của Cơ quan Quản lý Nhà nước, Kiểm toán Độc lập, KTNB, KSNB; IB IFMC Investment Group
- Những thay đổi trong môi trường kinh doanh và chính sách pháp luật;
- Các yếu tố từ bên ngoài tác động đến kinh tế, và/hoặc chính trị, và/hoặc xã hội, và/hoặc thị trường tài chính Việt Nam như chiến tranh thương mại, dịch bệnh, biến động địa chính trị thế giới, …
Bước 2: Đo lường và đánh giá rủi ro
IB IFMC Investment Group sử dụng phương pháp đánh giá định tính và/hoặc định lượng để đo lường phù hợp cho từng loại rủi ro cụ thể:
Các mô hình định lượng được ưu tiên sử dụng để lượng hóa rủi ro. Các mô hình này có thể tính toán, ước lượng được các giá trị rủi ro, cụ thể như giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán, giá trị rủi ro hoạt động, giá trị rủi ro thanh khoản, và các giá trị rủi ro khác. Các giá trị rủi ro này được định lượng bằng một con số cụ thể hay một tỷ lệ % cụ thể. Một số mô hình tiêu biểu IB IFMC Investment Group sử dụng để đo lường rủi ro như sau:
a) Mô hình định lượng VaR (Value-at-Risk) được sử dụng để tính toán mức độ biến động tối đa cho một cổ phiếu, danh mục đầu tư trong một khoảng thời gian xác định hoặc xác định độ biến động của chỉ số phái sinh với một độ tin cậy và một khoảng thời gian xác định trước;
Đồng thời, theo phân tích rủi ro định lượng, một mô hình rủi ro được xây dựng bằng cách sử dụng mô phỏng hoặc thống kê xác định để gán các giá trị số cho rủi ro. Đầu vào chủ yếu là các giả định và các biến ngẫu nhiên được đưa vào mô hình rủi ro. Đối với bất kỳ phạm vi đầu vào nhất định nào, mô hình tạo ra một phạm vi đầu ra hoặc kết quả. Đầu ra của mô hình được phân tích bằng cách sử dụng đồ thị, phân tích kịch bản và / hoặc phân tích độ nhạy của các nhà quản lý rủi ro để đưa ra quyết định giảm thiểu và đối phó với rủi ro. Mô phỏng Monte Carlo có thể được sử dụng để tạo ra một loạt các kết quả có thể có của một quyết định được đưa ra hoặc hành động được thực hiện.
Mô phỏng là một kỹ thuật định lượng tính toán kết quả cho các biến đầu vào ngẫu nhiên lặp đi lặp lại, sử dụng một bộ giá trị đầu vào khác nhau mỗi lần. Kết quả thu được từ mỗi đầu vào được ghi lại và kết quả cuối cùng của mô hình là phân phối xác suất của tất cả các kết quả có thể có. Các kết quả có thể được tóm tắt trên biểu đồ phân phối cho thấy một số thước đo về xu hướng trung tâm như giá trị trung bình và giá trị trung vị, đồng thời đánh giá sự biến thiên của dữ liệu thông qua độ lệch chuẩn và phương sai. Kết quả cũng có thể được đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như phân tích kịch bản và bảng độ nhạy. Phân tích kịch bản cho thấy kết quả tốt nhất, trung bình và xấu nhất của bất kỳ sự kiện nào.
Việc tách biệt các kết quả khác nhau từ tốt nhất đến xấu nhất sẽ cung cấp một tầm nhìn sâu rộng hợp lý cho nhà quản lý rủi ro. Ví dụ, một công ty Mỹ hoạt động trên quy mô toàn cầu có thể muốn biết lợi nhuận của họ sẽ như thế nào nếu tỷ giá hối đoái của một số quốc gia tăng lên. Một bảng độ nhạy cho thấy các kết quả thay đổi như thế nào khi một hoặc nhiều biến ngẫu nhiên hoặc các giả định được thay đổi. Ở những nơi khác, người quản lý danh mục đầu tư có thể sử dụng bảng độ nhạy để đánh giá những thay đổi đối với các giá trị khác nhau của từng chứng khoán trong danh mục đầu tư sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phương sai của danh mục đầu tư. Các loại công cụ quản lý rủi ro khác bao gồm cây quyết định và phân tích hòa vốn.
b) Mô hình stress testing được sử dụng nhằm đánh giá mức độ tổn thất tối đa có thể xảy ra cho IB IFMC Investment Group theo các kịch bản xác định trước, để từ đó IB IFMC Investment Group có các biện pháp hạn chế tổn thất xảy ra nếu cần;
c) Mô hình chấm điểm cơ bản và định lượng cổ phiếu dựa trên dữ liệu quá khứ về biến động giá cổ phiếu, biến động thanh khoản của cổ phiếu;
d) Mô hình thẩm định và xếp hạng ngân hàng để từ đó xây dựng hạn mức tiền gửi của IB IFMC Investment Group tại từng ngân hàng.
Bước 3: Xác định hạn mức rủi ro
Nhằm đảm bảo rủi ro được giới hạn ở mức thấp nhất, mức có thể chấp nhận được cũng như để nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát rủi ro IB IFMC Investment Group đã xây dựng bộ chỉ báo rủi ro cùng hạn mức cho các rủi ro trọng yếu.
a) Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng.
b) Hạn mức cho từng loại rủi ro được xác định dựa trên:
- Dữ liệu và các sự kiện lịch sử liên quan đến các rủi ro được giám sát;
- Khẩu vị rủi ro và mong muốn của HĐQT;
- Tình hình thực tế vận hành của các Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận Nghiệp vụ liên quan dựa trên ý kiến của các trưởng bộ phận.
Trưởng bộ phận QTRR đề xuất hạn mức rủi ro đối với từng loại rủi ro theo đặc trưng của từng Bộ phận Kinh doanh, Bộ phận Nghiệp vụ lên Tổng giám đốc phê duyệt.
Tổng giám đốc đề xuất tổng hạn mức rủi ro cùng với hạn mức rủi ro của từng Bộ phận Kinh doanh, Bộ phận Nghiệp vụ lên HĐQT phê duyệt.
Bước 4: Giám sát rủi ro
Công tác giám sát rủi ro được thực hiện hàng ngày, chủ yếu thông qua các chỉ báo rủi ro và hạn mức của các chỉ báo. Một số hạn mức rủi ro được cài đặt và giới hạn một cách tự động trên hệ thống, một số hạn mức khác dựa trên các báo cáo QTRR hàng ngày theo biểu mẫu định trước, hoặc cả hai.
Công tác giám sát và phòng ngừa rủi ro được thực hiện đầu tiên bởi chính các Bộ phận Nghiệp vụ, các Bộ phận Kinh doanh – nơi trực tiếp phát sinh rủi ro, bên cạnh đó có sự hướng dẫn, giám sát của các bộ phận độc lập như QTRR, KSNB và cuối cùng là KTNB.
Khi các trạng thái rủi ro tiệm cận với các ngưỡng cảnh báo rủi ro, Bộ phận QTRR sẽ đưa ra cảnh báo và yêu cầu các biện pháp xử lý cụ thể từ các bộ phận nghiệp vụ phát sinh rủi ro, bên cạnh đó phối hợp với bộ phận phát sinh rủi ro để đưa kế hoạch hành động nhằm đưa trạng thái rủi ro về lại ngưỡng an toàn.
Bước 5: Xử lý rủi ro
Hoạt động xử lý rủi ro dựa trên việc xem xét và đánh giá các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của rủi ro cần xử lý, tần suất xảy ra rủi ro, chi phí để giảm thiểu rủi ro, đặc tính của rủi ro, …
IB IFMC Investment Group thực hiện một số biện pháp xử lý rủi ro cơ bản như sau:
- Chấp nhận rủi ro: Khi chi phí để xử lý rủi ro lớn hơn rất nhiều so với tổn thất có thể xảy ra từ rủi ro này thì sẽ không tiến hành xử lý rủi ro;
- Tránh rủi ro: Không thực hiện bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn tới phát sinh rủi ro mà HĐQT có hạn mức chấp nhận rủi ro bằng không hoặc rất thấp, hoặc nếu rủi ro có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh và hoạt động của Công ty;
- Giảm thiểu rủi ro: Áp dụng các biện pháp nhằm giảm tác động của rủi ro đến Công ty, hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro, hoặc cả hai;
- Chia sẻ rủi ro: Chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác như tiến hành mua bảo hiểm (nếu có dịch vụ tương ứng) cho các hoạt động kinh doanh;
- Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo rủi ro để kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm tàng, rủi ro gia tăng, từ đó có các biện pháp xử lý rủi ro kịp thời.
II. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN
1. Nhận dạng rủi ro
Tất cả các yếu tố gây ra sự không chắc chắn cho các quyết định đầu tư và có liên quan đến kết quả tài chính của dự án đều được coi là rủi ro. Kế hoạch QTRR bắt đầu với việc xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến dự án. Việc phân biệt nguồn gốc rủi ro và tác động của nó là yếu tố rất quan trọng ở giai đoạn này.
1.1 Rủi ro về thị trường: Mặc dù thị trường bất động sản là một thị trường tương đối ổn định nhưng cũng không thể phủ nhận khủng hoảng kinh tế trong nước, khu vực hay thế giới sẽ ảnh hưởng rất đến hiệu quả đầu tư bất động sản.
Thắng thua trong đầu tư bất động sản một phần phụ thuộc vào việc chọn thời điểm đầu tư hợp lý dựa vào chu kỳ tăng trưởng – suy thoái của nền kinh tế và thị trường bất động sản. Nếu thời điểm hoàn thành dự án đúng lúc nền kinh tế đang phục hồi hoặc đang phát triển thì đầu tư mới hiệu quả. Và ngược lại nếu tính sai thời điểm thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng - suy thoái rất khó để tính toán mà chính xác hoàn toàn, nhất là đối với một ngành đặc thù như bất động sản. Do đó, có thể nói rằng đầu tư bất động sản chính là ván cược có không ít rủi ro.
1.2 Rủi ro trong quá trình giải phóng mặt bằng
Môi trường chính là yếu tố sống còn, mối bận tâm của các doanh nghiệp bất động sản vì quỹ đất sạch mới đảm bảo được sự phát triển của bất động sản trong tương lai. …Đây là yếu tố sống còn, mối bận tâm và cả nỗi hồi hộp của hầu hết các doanh nghiệp bất động sản vì có đất sạch mới đảm bảo triển khai theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra thuận lợi. Những chi phí phát sinh liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng rất nhiều: giá đất tăng hoặc chủ đất eo sách, các loại thuế, khoản dự phòng… và có thể kéo dài nhiều năm chưa dứt.
1.3 Rủi ro về hạ tầng và môi trường quanh dự án
Rủi ro về hạ tầng: Hạ tầng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của bất động sản. Vì thế, khi đi đầu tư cần xem xét và đánh giá kỹ về hạ tầng tại khu vực có bất động sản mà bạn muốn đầu tư.Những khu vực có cơ sở hạ tầng yếu kém và thường xuyên bị ô nhiễm môi trường, thiếu thốn về tiện ích…Những vấn đề này sẽ làm giảm giá trị của bất động sản. Còn đối với những dự án nằm trong quy hoạch hạ tầng đồng bộ, có môi trường sống không bị ô nhiễm sẽ thu hút được nhiều khách hàng và được nhiều nhà đầu tư quan tâm, lựa chọn đầu tư.
Những nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém và ô nhiễm môi trường, thiếu thốn tiện ích… có thể làm giảm giá trị khai thác của dự án, thậm chí ế hàng. Tuy nhiên, muốn phát triển hạ tầng không phải do một cá nhân hay một doanh nghiệp có thể quyết định mà phụ thuộc vào dòng vốn ngân sách. Có trường hợp dự án đã hoàn thành nhưng cầu đường kết nối không được xây dựng dẫn đến thất bại. Song, tiến độ hạ tầng không phải do cá nhân hay doanh nghiệp quyết định mà phụ thuộc vào dòng vốn ngân sách. Có trường hợp dự án đã xong chờ mãi chưa thấy cầu đường kết nối dẫn đến thất bại.
1.4 Rủi ro về chính sách
Các chính sách có tác động trực tiếp như thuế, ngân hàng, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản mới sửa đổi… đều ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh địa ốc. Chính sách có thể trở thành cú hích kéo thị trường đi lên và ngược lại nó cũng đủ sức đánh gục các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân nếu như vướng mắc chỉ vài chi tiết nhỏ. Đơn cử như cách tính tiền sử dụng đất đã và đang trở thành nỗi ám ảnh đối với nhà đầu tư bất động sản hiện nay. Có những dự án án binh bất động nhiều năm nay chỉ vì nếu nộp tiền sử dụng đất thì chủ đầu tư lỗ nặng. Nhà đầu tư cần theo dõi và phân tích những ảnh hưởng cụ thể của các chính sách đến dự án liên quan.
1.5 Rủi ro về lãi suất
Các dự án lớn chủ yếu thường dựa vào sự hỗ trợ tài chính của các ngân hàng. Chủ đầu tư thường phải đi vay vốn và chi phí sử dụng vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Khách hàng cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng vay khi mua dự án. Song, hiện nay lãi suất ở Việt Nam vẫn còn quá cao so với các nước, cộng thêm việc điều chỉnh lãi suất thả nổi, có thể tăng lên bất cứ lúc nào là một rủi ro khá lớn trong đầu tư kinh doanh bất động sản.
1.6 Rủi ro kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành
Khủng hoảng kinh tế trong nước, khu vực hay thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với bạn bè quốc tế. Việc chọn thời điểm hợp lý dựa vào chu kỳ tăng trưởng – suy thoái của nền kinh tế nói chung và của ngành nói riêng có thể quyết định thắng thua. Thông thường chủ đầu tư phải tính toán thời điểm hoàn thành dự án đúng lúc nền kinh tế đang phục hồi trở lại. Nếu tính sai thời điểm, hậu quả sẽ khó lường. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng và suy thoái của ngành bất động sản Việt Nam đến nay vẫn còn là bài toán đố đầy hoài nghi đối với giới đầu tư. Đây chính là ván cược có không ít rủi ro.
1.7 Rủi ro về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn hay mất cân đối cung cầu
Không chỉ riêng với đầu tư bất động sản mà khi đầu tư ở bất kỳ lĩnh vực nào khác thì nhà đầu tư ngoài việc theo dõi những đối thủ đang hiện diện trên thị trường thì nhà đầu tư cần xem xét đến khả năng xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn cũng như các sản phẩm thay thế hay những dự án khác. Việc có quá nhiều đối thủ sẽ dẫn đến khả năng làm nguồn cung trên thị trường vượt quá nguồn cầu thực tế. Điều này sẽ dẫn đến nguồn cung bị dư thừa, giá của bất động sản sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến kết quả đầu tư.
1.8 Rủi ro về kiến trúc phong thủy
Như một môn khoa học không thể thiếu, thiết kế bất động sản hài hòa, đạt sự cân bằng giữa khí, gió và nước trong dự án là yếu tố cá biệt rất được quan tâm khi đầu tư kinh doanh bất động sản tại các quốc gia phương Đông. Tại thị trường Việt Nam từng xảy ra trường hợp dự án thiếu nghiên cứu môn khoa học này dẫn đến khai thác không hiệu quả và bán cả dự án cũng chẳng ai mua.
1.9 Rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư
Tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư bất động sản thường không dồi dào đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư thứ cấp. Chỉ cần chủ quan khi lên kế hoạch phân bổ vốn cho dự án hoặc suất đầu tư, thiếu nguồn vốn sẽ không có những khoản dự phòng rủi ro. Khi nguồn cung cấp vốn gặp vấn đề, dự án phải hoãn lại, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và cả nhà đầu tư. Vì vậy, nếu kế hoạch tài chính không rõ ràng và không đủ mạnh thì không nên vội đầu tư bất động sản.
1.10 Rủi ro về ý tưởng sản phẩm hay định vị phân khúc thị trường không phù hợp
Các doanh nghiệp địa ốc Việt Nam thường bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường hay thuê nhà vận hành sản phẩm chuyên nghiệp để được tư vấn ý tưởng và mô hình kinh doanh từ đầu. Điều này dẫn đến doanh nghiệp không có được nghiên cứu khả thi bài bản cho dự án và phân khúc hàng hóa. Khi bất động sản hình thành không bán được thì đã muộn màng, không thể xếp bàn cờ làm lại. Tạo ra một bất động sản mà thị trường không cần hoặc nhu cầu rất ít xem như bị thương ngay tử huyệt.
1.11 Rủi ro về năng lực quản lý dự án
Trường hợp khá phổ biến tại thị trường địa ốc Việt Nam là các chủ đầu tư thường tự thực hiện tất cả công tác quản lý dự án mà không cần thuê một đơn vị chuyên nghiệp. Họ chi phối phần lớn các quyết định như chọn nhà thầu, chọn nhà cung cấp theo cảm tính. Điều này tạo ra nhiều rủi ro về chất lượng, tiến độ và cả phát sinh chi phí cho dự án nếu như đội ngũ quản lý dự án không đủ năng lực.
1.12 Rủi ro về năng lực vận hành bất động sản hay hậu mãi
Đa phần chủ đầu tư chưa từng có kinh nghiệm vận hành tòa nhà hoặc không có quy trình quản lý chuyên nghiệp nhưng họ vẫn chi phối hoạt động này. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu hoặc sai quy định, chưa khai thác hết tiềm năng của tài sản và hiệu quả kinh doanh của bất động sản cũng không cao. Những vụ tranh chấp, kiện tụng về cách vận hành chung cư, nhà cao tầng của các nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng xuất phát từ nguyên nhân này. Đây chính là chế độ hậu mãi trong đầu tư kinh doanh bất động sản, nếu chất lượng dịch vụ kém, rủi ro mất uy tín thương hiệu rất lớn
2. Rủi ro hệ thống và bảo mật thông tin của IB IFMC INVESTMENT GROUP
Công nghệ Thông tin (CNTT) IB IFMC Investment Group không những tập trung chuẩn bị ứng phó với các đợt tấn công từ không gian mạng (Cyber-Attack) mà còn đầu tư nguồn lực để phòng chống cũng như bảo vệ hệ thống khỏi những mối đe dọa an ninh mạng từ nội bộ (Insider Threat).
2.1. Rủi ro tấn công từ không gian mạng
IB IFMC Investment Group đã cải tiến trong việc giám sát để phát hiện và ngăn ngừa với mục tiêu trọng tâm là giám sát hoạt động tại thiết bị đầu cuối cũng như dò quét các bất thường trong hoạt động của các hệ thống CNTT để có những cảnh báo sớm cũng như những hoạt động phòng ngừa chủ động và tiến hành các hoạt động chủ yếu sau:
- Điều chỉnh chính sách bảo mật thông tin để mở rộng phạm vi sang hầu hết tất cả khía cạnh;
- Thực hiện các hoạt động đánh giá lỗ hổng bảo mật định kỳ thường xuyên hơn và phạm vi lớn hơn cho toàn bộ hệ thống CNTT;
- Cảnh bảo sớm và rà soát toàn bộ phần mềm an ninh thông tin trước khi được cài đặt và đưa vào hoạt động chính thức tại IB IFMC Investment Group; Đồng thời, tập trung vào công tác cải tiến để phát hiện sớm những bất thường, áp dụng công nghệ mới để phát hiện và ngăn chặn các đợt tấn công mạng sớm nhất để giảm thiểu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của IB IFMC Investment Group
- Làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng như các công ty về an ninh mạng để tăng băng thông bảo vệ, kênh dự phòng cũng như các cơ chế phòng chống tấn công từ chối dịch vụ DDoS (DistrIB IFMC Investment Group uted Denial of Service);
- Đa dạng hóa trong việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng và mở rộng linh hoạt cũng như điều hướng dịch vụ để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch vụ trước các cuộc tấn công mạng;
2.2. Rủi ro từ các mối đe dọa an ninh mạng từ nội bộ
Đây là mối đe dọa độc hại xuất phát từ các cá nhân trong tổ chức, chẳng hạn như nhân viên, cựu nhân viên, nhà thầu hoặc cộng tác viên kinh doanh, những người có thông tin liên quan đến thực tiễn bảo mật, dữ liệu và hệ thống máy tính của tổ chức. Do đó ngoài việc bảo vệ tốt từ các đợt tấn công từ không gian mạng, IB IFMC Investment Group và IB IFMC Investment Group vẫn phải thực hiện những chương trình để giảm thiểu ảnh hưởng của những mối đe dọa từ nội bộ bằng cách đào tạo nâng cao nhận thức của Cán bộ Nhân viên cũng như xây dựng các hệ thống để hỗ trợ trong việc phòng chống thất thoát dữ liệu.
- Xây dựng hệ thống Phòng chống thất thoát dữ liệu DLP (Data Loss Prevention);
- Dán nhãn và phân loại tài liệu để kiểm soát và quản lý tài liệu nội bộ với các mức độ bảo mật thông tin tương ứng;
- Tiến hành đào tạo, nâng cao nhận thức về An ninh thông tin, xây dựng sổ tay bảo mật thông tin, hướng dẫn Cán bộ Nhân viên khi làm việc từ xa, sử dụng trình bảo vệ màn hình máy tính (PC Screensaver) và các hoạt động truyền thông nội bộ khác được thực hiện một cách liên tục trong năm.
Hoạt động rủi ro CNTT cũng được đẩy mạnh trên tất cả các khía cạnh, từ đầu tư để đảm bảo mức độ dự phòng cho hạ tầng mạng và trung tâm dữ liệu cũng như máy chủ và thiết bị lưu trữ.
Đối với những ứng dụng phục vụ giao dịch, cơ chế dự phòng N+2 đã được áp dụng, hiệu năng của hệ thống được giám sát và đánh giá liên tục đảm bảo tải hệ thống không vượt quá 50%, sử dụng các hệ thống cân bằng tải để linh hoạt điều hướng lưu lượng người dùng cũng như mở rộng hệ thống.
Hệ thống cổng thông tin phục vụ giao dịch cho khách hàng của IB IFMC Investment Group được chia tải và hoạt động đồng thời tại ba nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cũng như hạ tầng máy chủ IB IFMC Investment Group tại Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng để đảm bảo mở rộng linh hoạt khi lượng giao dịch tăng đột biến mà không ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
2.3. Rủi ro công nghệ và rủi ro nhận thức
Tiến hành nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới và phù hợp nhất cho các hệ thống giao dịch đảm bảo tính khả dụng cao, khả năng dự phòng cũng như khôi phục hệ thống tức thì, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới khách hàng. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ cũng như kiến trúc phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng kiến trúc giải pháp vi mô (micro-services). Linh hoạt trong cách xây dựng và triển khai sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo tính dự phòng ở cả ba mức độ là mức dịch vụ, mức hệ thống và xây dựng hệ thống ở các vị trí khác nhau cùng hoạt động đồng thời thông qua các cơ chế cân bằng tải và điều hướng lưu lượng người sử dụng.
2.4. Rủi ro tuân thủ của IB IFMC Investment Group
a) Rủi ro tuân thủ và kiểm soát các rủi ro về mặt tuân thủ
Rủi ro tuân thủ và kiểm soát các rủi ro về mặt tuân thủ là hoạt động luôn được cấp lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm, cũng như đưa ra nhiều chính sách để phòng ngừa, hạn chế. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng là nguy cơ gây ra các rủi ro tuân thủ mới mà IB IFMC Investment Group có thể đối mặt. Trong môi trường làm việc trực tuyến mới, việc đảm bảo sự tuân thủ của Nhân viên IB IFMC Investment Group đối với các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp càng được chú trọng và có những định hướng, cách thức kiểm soát phù hợp. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tuân thủ, IB IFMC Investment Group đã và đang thực hiện các giải pháp sau đây:
- Xây dựng các quy trình giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp trên tinh thần phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động. Một quy trình sẽ được xây dựng với sự tham gia của các phòng ban có liên quan và ý kiến pháp lý của phòng pháp chế, để đảm bảo có tính ứng dụng trong thực tế, nhưng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật. Quy trình có sự báo cáo, kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các cá nhân, bộ phận để kiểm soát được nghiệp vụ về nhiều mặt hoạt động, kịp thời phát hiện các thiếu sót để có hướng thay đổi phù hợp;
- Tăng cường các hoạt động đào tạo về tuân thủ, xây dựng phần mềm đào tạo tuân thủ theo hình thức trực tuyến để đảm bảo tất cả nhân viên có thể tham gia, nhanh chóng tiếp cận với các quy định pháp luật, chính sách nội bộ của IB IFMC Investment Group. Hoạt động đào tạo cho nhân viên bao gồm cả tham gia các lớp bên ngoài, hội thảo, diễn đàn và các lớp đào tạo nội bộ với nhiều chủ đề đa dạng, như về văn bản pháp luật mới tùy thuộc vào chuyên môn, nghiệp vụ mỗi phòng ban, các lớp về QTRR, KSNB, phòng chống rửa tiền, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm hành chính, hình sự liên quan đến lĩnh vực Chứng khoán và TTCK, cũng như đào tạo về các quy trình, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ,…;
- Áp dụng nhiều kênh tuyên truyền nội bộ về pháp luật và quy định nội bộ như hệ thống Intranet, fanpage, email với các loại hình bản tin nội bộ, các thông báo, cảnh báo an toàn để nhân viên dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về trách nhiệm của bản thân và chủ động tuân thủ. IB IFMC Investment Group cũng đang xây dựng một hệ thống quản lý văn bản pháp luật, văn bản nội bộ như một thư viện tài liệu tổng hợp để tất cả nhân viên IB IFMC Investment Group có thể tra cứu, tìm hiểu, vận dụng trong công việc;
- Việc tiếp nhận, giải đáp những thắc mắc và đưa ra hướng giải quyết đối với những vấn đề phát sinh liên quan giữa việc áp dụng quy định theo các quy trình và thực tiễn hoạt động cũng được IB IFMC Investment Group đặc biệt chú trọng;
- Duy trì và phát triển chặt chẽ hệ thống ba tuyến phòng thủ, trong đó đảm bảo công tác kiểm soát được thực hiện từ khâu đầu vào, các phòng nghiệp vụ, có sự đánh giá, phân tích của bộ phận QTRR nhằm khoanh vùng, phân loại những rủi ro tuân thủ, và kiểm soát sau của bộ phận KSNB và KTNB;
- Phát triển các hệ thống công nghệ, phần mềm để tự động hóa việc kiểm soát tuân thủ, chức năng cảnh báo và cung cấp các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý;
- Tăng cường, củng cố khuôn khổ pháp lý trong công tác quản lý, giám sát và điều hành hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của IB IFMC Investment Group . Bên cạnh việc áp dụng nghiêm khắc xử lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm quy định của IB IFMC Investment Group, việc rà soát, lập danh sách các trường hợp vi phạm để chủ động răn đe, phòng ngừa tái vi phạm cũng được tiến hành đầy đủ và nghiêm túc;
- Tăng cường hơn nữa sự kết nối, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa tất cả các bộ phận của Công ty để đảm bảo sự năng suất, hiệu quả, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành.
Bộ phận KSNB áp dụng phương pháp kiểm soát dựa trên rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm soát, đảm bảo hoạt động kiểm soát phù hợp với những rủi ro mục tiêu được xác định tại IB IFMC Investment Group . Dựa trên hoạt động đánh giá rủi ro được thực hiện, KSNB sẽ tập trung ưu tiên kiểm soát tại các bộ phận có tính rủi ro cao ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của IB IFMC I nvestment G roup và có kế hoạch tái kiểm soát định kỳ hợp lý.
Một số rủi ro tuân thủ đã được IB IFMC Investment Group nhận diện và xây dựng biện pháp kiểm soát hàng năm
b) Rủi ro tiềm tàng và biện pháp kiểm soát rủi ro tuân thủ
STT |
Rủi ro tiềm tàng |
Biện pháp kiểm soát |
1 |
Áp dụng các thay đổi của chính sách pháp luật đối với hoạt động của IB IFMC Investment Group , điển hình những quy định của Luật Chứng khoán 54/2019/QH14, Luật Đầu tư 61/2020/QH14, Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành |
- Thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn cụ thể các hoạt động, nghiệp vụ, các sản phẩm, dịch vụ mà của IB IFMC Investment Group và IB IFMC Investment Group cung cấp; - Rà soát các quy trình, quy chế nội bộ, đối chiếu với các quy định mới của pháp luật, tổng hợp các nội dung có sự mâu thuẫn hoặc chưa được hướng dẫn rõ ràng. - Triển khai các quy định trên tinh thần chặt chẽ, vì lợi ích khách hàng và đảm bảo an toàn cho hoạt động của IB IFMC Investment Group, nhân viên của IB IFMC Investment Group - Đề nghị sự hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền, sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng quy định của toàn thể nhân viên, phòng ban của IB IFMC Investment Group . |
2 |
Rủi ro trong quản lý hoạt động cho vay, các cam kết, thỏa thuận, phát sinh cạnh tranh không lành mạnh, nguyên nhân xuất phát từ thay đổi của môi trường kinh doanh, đầu tư nước ngoài, dịch bệnh, thị trường chứng khoán điều chỉnh. |
- Thực hiện đầy đủ các cam kết, hợp đồng, thỏa thuận đã ký kết, thương lượng với đối tác/khách hàng để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trên tinh thần hợp tác và củng cố mối quan hệ kinh doanh lâu dài, cùng có lợi; - Tuân thủ chính sách liên quan đến phí, nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng, quản lý chặt hoạt động cho vay; - Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ về việc ký kết và tiến độ thực hiện các cam kết, hợp đồng, thỏa thuận và thương lượng với khách hàng/đối tác. |
3 |
Xung đột lợi ích giữa IB IFMC Investment Group – Đối tác/khách hàng – Nhân viên |
- Đào tạo nâng cao ý thức về đạo đức nghề nghiệp; - Xây dựng và áp dụng các chính sách để hạn chế xung đột lợi ích như chính sách phòng chống tham những, chính sách giải quyết khiếu nại; - Giám sát tài khoản, giao dịch của nhân viên và những người có liên quan; - Ban hành quy định về phòng chống rửa tiền, và hướng dẫn, phối hợp thực hiện công tác phòng chống rửa tiền giữa các phòng ban có liên quan; - Đào tạo cho nhân viên nâng cao nhận thức về phòng, chống rửa tiền; - Từ chối khách hàng không cung cấp thông tin nhận biết theo quy định của pháp luật; - Hoạt động nhận biết khách hàng được thực hiện độc lập, có kiểm soát, kết hợp giữa thực hiện thủ công của phòng nghiệp vụ và sử dụng hệ thống nhận diện khách hàng tự động của bên thứ ba. Áp dụng các phương thức nhận biết và xác minh khách hàng trực tuyến (eKYC); - Chủ động thông tin, báo cáo cho cán bộ chịu trách nhiệm về PCRT ngay khi phát hiện giao dịch đánh ngờ; - Thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố của Công ty để có những khuyến nghị, thay đổi phù hợp. |
Bằng việc đưa ra các giải pháp đồng bộ, kết hợp các hình thức kiểm tra trực tiếp và trực tuyến, các chính sách của IB IFMC Investment Group luôn được truyền đạt nhanh chóng đến mỗi nhân viên, các sai phạm cũng được phát hiện kịp thời và có hình thức nhắc nhở, xử lý phù hợp. Vì vậy, IB IFMC I nvestment G roup không có phát sinh các rủi ro tuân thủ nghiêm trọng. Toàn thể nhân viên luôn có ý thức tự giác, nghiêm túc trong việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy định pháp luật cũng như quy định, chính sách nội bộ của IB IFMC I nvestment G roup
2.5 Rủi ro pháp lý của IB IFMC Investment Group
Rủi ro pháp lý là các rủi ro rất khó đo lường, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, lợi ích tài chính và uy tín của IB IFMC Investment Group do xuất phát từ việc không tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, việc không tuân thủ các hợp đồng đã ký kết, sự thiếu sót các điều khoản hoặc chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn, hoặc do các nguyên nhân khác. Các rủi ro pháp lý IB IFMC I nvestment G roup thường gặp chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp luật, thủ tục hành chính, hợp đồng, tố tụng.
(1) Nhận diện rủi ro pháp lý
- Phổ biến, cập nhật các quy định pháp luật mới đối với giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp đến HĐQT, Ban Tổng giám đốc, các cấp lãnh đạo và phòng ban có liên quan.
Mở rộng hình thức phổ biến qua các kênh gửi thư, hệ thống nội bộ, đào tạo nội bộ. Các quy định được cập nhật không chỉ liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, mà bao gồm các các lĩnh vực khác có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của IB IFMC Investment Group như các quy định chung về doanh nghiệp, thương mại, dân sự, cũng như các lĩnh vực chuyên môn kế toán, thuế, lao động,… Bộ phận pháp chế sẽ hỗ trợ các phòng ban trả lời các thắc mắc hoặc xin ý kiến từ các cơ quan có thẩm quyền đối với những quy định chưa được cụ thể, rõ ràng hoặc có sự mâu thuẫn giữa các quy định, nhằm đảm bảo cho công tác tuân thủ pháp luật trong nội bộ IB IFMC Investment Group được thực hiện đúng đắn và đầy đủ;
(2) Rà soát phòng ngừa và hạn chế rủi ro pháp lý phát sinh
- Việc rà soát, nhận diện, phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn được đặc biệt coi trọng trong tất cả các giai đoạn giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp, bao gồm nhưng không giới hạn khi kiểm tra hồ sơ, giấy tờ pháp lý trước khi ký kết các hợp đồng, cam kết, thỏa thuận với bất kỳ đối tác/khách hàng, kiểm tra việc ký kết cũng như tiến độ thực hiện các bước tiếp theo;
- Xây dựng quy chế, quy trình nội bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp, tuân thủ và cập nhật quy định pháp luật, cụ thể hóa các công việc pháp lý thành các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, biên soạn các hợp đồng, văn bản mẫu đối với các dịch vụ thường xuyên cung cấp, cũng như các điều khoản mẫu bắt buộc tại các hợp đồng, thỏa thuận để việc sử dụng đáp ứng các chuẩn mực của IB IFMC Investment Group ; đảm bảo các quy chế, quy trình nội bộ, sản phẩm, đến các cam kết, hợp đồng,… của Công ty trước khi được ban hành hoặc triển khai đều được kiểm tra và cho ý kiến từ Phòng Luật;
- IB IFMC Investment Group chú trọng việc xây dựng hệ thống, phòng ban chuyên môn về luật, để đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh do thay đổi pháp luật hoặc tuân thủ, IB IFMC Investment Group tổ chức Bộ phận pháp chế phối hợp với Văn phòng Luật sư trong trường hợp cần thiết;
- Luật Chứng khoán mới đã được ban hành năm 2019 và có hiệu lực từ 01/01/2021. Đồng thời, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực chứng khoán cũng đã dần được ban hành. Các quy định mới này cần được cập nhật kịp thời, được hiểu đúng đắn và triển khai nhanh chóng ngay khi có hiệu lực. Nhằm giảm thiểu các rủi ro pháp lý từ các quy định mới, Bộ phận pháp chế đã ưu tiên và tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các văn bản pháp luật từ giai đoạn dự thảo đến các hoạt động giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp của IB IFMC Investment Group để có sự chuẩn bị thích hợp.
Bộ phận pháp chế cũng chịu trách nhiệm tham gia góp ý dự thảo các văn bản pháp quy có liên quan mật thiết đến hoạt động giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp của IB IFMC Investment Group được lấy ý kiến rộng rãi, tham gia các buổi hội thảo, phối hợp cùng các đơn vị trong ngành, thành viên các Hiệp hội ngành nghề để góp ý chương trình xây dựng pháp luật, tổng kết các vướng mắc phát sinh từ việc áp dụng các quy định hiện tại để báo cáo UBCKNN và đề xuất giải pháp xử lý khả thi.
Tuân thủ pháp luật là một tiêu chí trong bộ đạo đức nghề nghiệp của IB IB IFMC Investment Group được Ban Lãnh đạo và toàn thể nhân viên IB IFMC Investment Group cam kết thực hiện.
2.6 Rủi ro thương hiệu của IB IFMC Investment Group
Là một trong những định chế tài chính hàng đầu, IB IFMC Investment Group hiểu rõ thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu nhận biết, định vị sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp mà đã trở thành một tài sản có giá trị đặc biệt với IB IFMC Investment Group
Thương hiệu thường xuyên được liệt kê và đưa vào danh sách các rủi ro mới nổi trong các cuộc khảo sát về rủi ro lớn mà các tổ chức phải đối mặt. Đi cùng với niềm tin, thương hiệu đối với IB IFMC Investment Group chiếm vị thế vô cùng quan trọng tuy nhiên, cũng là yếu tố dễ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài, vì vậy luôn tiềm ẩm các yếu tố về rủi ro.
Rủi ro thương hiệu chính là những tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi trong quan niệm của khách hàng về IB IFMC Investment Group , có thể ảnh hưởng lớn để nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ, cũng như các hoạt động chung của toàn IB IFMC Investment Group.
(1) Nhận diện rủi ro thương hiệu
Đặc biệt với IB IFMC Investment Group là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Tài chính, Chứng khoán nơi mà sự uy tín và an toàn luôn là thước đo cho sự thành công thì việc quản trị thương hiệu là hoạt động tất yếu và vô cùng quan trọng.
Thực tế cho thấy chỉ cần doanh nghiệp phải trải qua một sự kiện có liên quan đến danh tiếng của mình, điều đó sẽ ảnh hưởng trưc tiếp đến hình ảnh và nhận diện của thương hiệu và khi kết hợp với vòng tròn tin tức 24/7 của mạng xã hội sẽ đẩy các thương hiệu vào những hiệu ứng tiêu cực lâu dài trong nhận thức của cả xã hội và thị trường. Do đó, điều quan trọng là luôn phải có một kế hoạch ứng phó phù hợp với các lĩnh vực khác nhau và đồng thời, cần quản lý các tác động tức thời và giao tiếp một cách tế nhị và minh bạch với các bên liên quan như Nhân viên, Khách hàng và Công chúng. Chính vì vậy, IB IFMC Investment Group luôn xem việc minh bạch từ hoat động kinh doanh đến công bố thông tin là tôn chỉ duy nhất về truyền thông để giảm thiểu tối đa rủi ro thương hiệu của mình ngay từ những ngày đầu thành lập.
Thế giới ngày càng bất ổn định với nhiều sự kiện không thể lường trước được sẽ xảy ra. Do đó, rủi ro về thương hiệu là một vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của IB IFMC Investment Group, khi mà IB IFMC Investment Group luôn cần phải có sự chuẩn bị cho khủng hoảng trước khi nó xảy ra. Bất kể trong quá trình QTRR hay khi khủng hoảng về thương hiệu diễn ra, việc giữ thế chủ động là điều vô cùng cần thiết, mà ở đó các yếu tố quan trọng nhất như có cơ chế xử lý khủng hoảng ngay lập tức, nhận thức về tính trung thực và tính minh bạch và chủ động cũng như thể hiện trách nhiệm với xã hội là những yếu tố cần thiết hàng đầu. IB IFMC Investment Group luôn nhận thức rõ những rủi ro có thể xảy ra cho thương hiệu của IB IFMC Investment Group, hiểu được tầm quan trọng vai trò của lãnh đạo và quản trị là phải lường trước và ngăn chặn các hành vi có thể gây tổn hại, từ đó xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển và quản lý thương hiệu một cách lâu dài với nhiều giải pháp cụ thể qua từng năm.
(2) Biện pháp ngăn ngừa rủi ro thương hiệu
Danh tiếng của một thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp từ cách thức truyền tải những giá trị của IB IFMC Investment Group. Chính vì thế, việc truyền đạt các giá trị của IB IFMC Investment Group là rất quan trọng, khả năng giao tiếp và thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của một IB IFMC Investment Group là yếu tố thúc đẩy danh tiếng hàng đầu. Trước hết là về mặt thống nhất về thông điệp và hình ảnh của IB IFMC Investment Group hiểu rằng, thương hiệu không chỉ đơn thuần là các hình ảnh, thông tin của IB IFMC Investment Group , trên các kênh truyền thông đại chúng và nội bộ, mà còn bao gồm chính các sản phẩm, dịch vụ, các tương tác dù là nhỏ nhất giữa đại diện hình ảnh IB IFMC Investment Group và khách hàng, Vì thế, tại IB IFMC Investment Group , mỗi cá nhân, mỗi mắt xích trong tập thể lớn đều là một “đại sứ thương hiệu” để lan tỏa thương hiệu và thông điệp của mình đến khách hàng và đại chúng.
Khi mà những tác động của mạng xã hội đến thương hiệu đang ngày càng mạnh mẽ, thay bằng việc thụ động ứng phó với các luồng thông tin, IB IFMC Investment Group cũng đã kết hợp với những đơn vị tư vấn hàng đầu để có thể lắng nghe được chi tiết nhất những bàn luận của Nhà đầu tư, của Khách hàng, không những chỉ về thương hiệu của IB IFMC Investment Group , mà còn chung về TTCK. Các thông tin này không chỉ giúp IB IFMC Investment Group luôn chủ động trong việc ứng phó với các thông tin sai lệch, đây còn là nguồn thông tin quý giá để IB IFMC Investment Group nhìn rõ các định hướng thông tin trên thị trường, nhằm giúp IB IFMC Investment Group tiếp tục đi tiếp con đường minh bạch hóa thị trường, là người tiên phong của thị trường.
Sự phát triển của công nghệ làm tăng cao rủi ro về danh tiếng thông qua việc con người có thể làm cho các tin tức phát tán nhanh hơn, dễ dàng, ít tốn kém hơn. Một cuộc khủng hoảng về thương hiệu có thể bắt nguồn chỉ bằng một bài viết của một nhân sự trong IB IFMC Investment Group hoặc chỉ bằng một video ngắn về một sản phẩm lỗi hay từ sự không hài lòng của một khách hàng quen về những trải nghiệm không tốt của một dịch vụ khách hàng. IB IFMC Investment Group nhận thức được rằng, các sự kiện liên quan đến hình ảnh thương hiệu thường đi cùng với rất ít hoặc không có các dự báo trước, vì vậy IB IFMC Investment Group luôn cần phải chủ động và xem QTRR thương hiệu là một phần của chiến lược và kế hoạch của IB IFMC Investment Group để có thể đưa ra các phản hồi và kế hoạch cho những sự kiện phát sinh bất ngờ IB IFMC Investment Group luôn chủ động tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động rõ ràng, các quy trình, quy định, quy chế cụ thể là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, yếu tố linh hoạt và chủ động khi có vấn đề phát sinh đến từ các yếu tố bên ngoài luôn được IB IFMC Investment Group quán triệt và áp dụng xuyên suốt trong các hoạt động truyền thông của mình.
2.9 Rủi ro quản trị nhân lực của IB IFMC Investment Group
Đối với IB IFMC Investment Group nguồn nhân lực luôn là tài sản quý giá nhất, là nhân tố tạo nên giá trị khác biệt của Công ty. IB IFMC Investment Group rất chú trọng trong việc phát triển chính sách và hoạt động quản lý nguồn nhân lực bài bản và toàn diện.
Đứng trước những thách thức trong việc duy trì và phát triển đội ngũ lãnh đạo, nhân viên, công tác quản trị rủi ro trong các hoạt động quản trị nhân lực cũng đã được chú ý thực hiện nghiêm túc. IB IFMC Investment Group hướng tới một hệ thống QTRR nguồn nhân lực toàn diện với các mục tiêu cụ thể. Theo đó, IB IB IFMC Investment Group đã lập danh mục rủi ro tiềm tàng có thể gặp phải trong các hoạt động quản trị nhân sự để xác định đánh giá các rủi ro và có kịch bản xử lý.
(1) Rủi ro tiềm tàng trong quản trị nhân sự của IB IFMC Investment Group
Hoạt động quản trị nhân sự |
Rủi ro tiềm tàng |
Các vấn đề cần cân nhắc |
Lương thưởng và chế độ phú lợi |
Ảnh hưởng tài chính |
- Người có thẩm quyền ký các quyết định liên quan đến lương thưởng và chế độ phúc lợi; - Bố trí các cấp kiểm soát khi thực hiện phê duyệt các khoản chi trả nhằm mục tiêu giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng liên quan tới tính chính xác về số liệu, thông tin nhân sự, phân cấp duyệt và các chính sách do Luật định; - Kiểm soát ngân sách để đảm bảo chính sách được duyệt không vượt quá ngân sách đã định; |
Tuyển dụng |
Phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng |
- Quy trình và tiêu chí sàng lọc xét chọn hồ sơ và tuyển dụng được chuẩn hóa, định kỳ rà soát và yêu cầu áp dụng đối với tất cả các ứng viên;
|
Tuyển chọn sai đối tượng |
- Áp dụng thời gian thử việc và đánh giá sau thử việc; |
|
Uy tín và danh tiếng tuyển dụng |
- Thực hiện đúng những điều kiện/cam kết đã trao đổi với ứng viên trong quá trình tuyển dụng; |
|
An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe |
Môi trường làm việc |
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo cung cấp môi trường và các điều kiện làm việc an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và chuyên nghiệp; - Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, IB IB IFMC Investment Group đã cung cấp nước rửa tay kháng khuẩn, khẩu trang y tế tới nhân viên, khách hàng khi đến IB IB IFMC Investment Group làm việc ngay từ đầu thời điểm đầu năm 2020; - Định kỳ theo tuần, các văn phòng được phun khử khuẩn để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Máy lọc không khí được trang bị như một biện pháp hỗ trợ bổ sung để giữ gìn sức khỏe cho cán bộ nhân viên; - Tuân thủ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động Nhà nước ban hành |
|
Sức khỏe người lao động |
- Định kỳ tổ chức khám sức khỏe để theo dõi tình hình sức khỏe của người lao động, có kế hoạch dự phòng nhân sự khi cần thiết; - Tuân thủ Luật Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, để đảm bảo cho người lao động trong các trường hợp được hưởng đầy đủ quyền lợi theo từng chế độ được nhà nước quy định, đặc biệt là các chế độ ốm đau, thai sản,… - Duy trì gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động với quyền lợi cao, cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo và hỗ trợ về mặt tài chính của người lao động đủ điều kiện khám chữa bệnh trong điều kiện tốt. Một điểm vượt trội của chương trình bảo hiểm bổ sung IB IFMC Investment Group đó là có bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến dịch bệnh mà Covid-19 không phải là một ngoại lệ; - Đặc biệt với năm 2020 và 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, sức khỏe của người lao động luôn được đặt lên hàng đầu. Ngay từ thời điểm Việt Nam phát hiện ra những bệnh nhân đầu tiên nhiễm Covid-19, IB IFMC Investment Group đã lập tức triển khai phương án làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn cho người lao động, tuân thủ quy định giãn cách xã hội của Nhà nước và vẫn song song duy trì được hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong những giai đoạn dịch bệnh có diễn biến phức tạp, IB IFMC Investment Group chỉ duy trì số lượng 10-20 nhân sự (trên tổng số gần 1.000 nhân sự) trực vận hành tại 02 địa điểm chính: Hội sở và Chi nhánh Hà Nội; - Bênh cạnh đó, 100% nhân sự IB IFMC Investment Group được bố trí tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đủ 3 mũi. Các nhân sự có kế hoạch xét nghiệm dương tính với Covid-19 đều được cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn với bác sĩ trực tuyến khi có yêu cầu. |
Quản lý nhân viên |
Thiếu thông tin và không được hướng dẫn/đào tạo cần thiết để thực hiện công việc |
- Nhân sự mới đều được yêu cầu tham gia với các khóa đào tạo dành cho nhân viên mới bao gồm: Đào tạo hội nhập, Đào tạo các quy định, quy trình, hướng dẫn áp dụng chung cho toàn công ty,v.v… và có thể tra cứu lại thông tin bất cứ lúc nào thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến IB IFMC Investment Group –Learning; - Trong quá trình làm việc, các nhân viên cần được bồi dưỡng, đào tạo nội bộ hoặc đào tạo bên ngoài, và giám sát bởi cấp quản lý để đảm bảo các kiến thức, kỹ năng của mỗi nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động và chiến lược phát triển của Công ty. |
Nhân viên không được đánh giá hiệu quả công việc |
Tất cả vị trí trong công ty đều được đánh giá hiệu quả công việc thông qua Chương trình Đánh giá Hiệu Quả Công Việc cuối năm, được thực hiện trên hệ thống Đánh Giá Hiệu quả Công Việc (PMS) và lưu trữ thông tin các kỳ đánh giá để được tham chiếu. Đối với các đối tượng đặc thù như nhân viên Môi giới được đánh giá phân bậc 2 kỳ trong năm. |
|
Dự phòng nhân sự |
Các vị trí tại IB IFMC Investment Group cần được xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng, đảm bảo khi thiếu hụt nhân sự có thẻ kịp thời tuyển dụng thay thế để đảm bỏa thực hiện đúng chức năng công việc của vị trí đó. Mỗi bộ phận, phòng ban đều có kế hoạch dự phòng nhân sự để đảm bảo hoạt động của phòng khi có nhân viên nghỉ đột xuất hoặc nghỉ dài hạn. Các vị trí chủ chốt của IB IFMC Investment Group có kế hoạch đào tạo nhân sự kế thừa hoặc thay thế tạm thời trong trường hợp vắng mặt. |
|
Thiếu hụt nhân sự |
- Mở rộng các hoạt động xây dựng thương hiệu tuyển dụng, đa dạnh hình thức và kênh tuyển dụng, phối hợp với các đối tác cung cấp dịch vụ nhân sự để tạo thêm nguồn ứng viên; - Củng cố chính sách đãi ngộ tổng thể khuyến khích và gắn kết quyền lợi người lao động với kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chính sách lương, thưởng và chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi; - Tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nội bộ để xây dựng lực lượng lao động có kiến thức, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu thực tế công việc, xây dựng đội ngũ kế cận. |
|
Vi phạm quy tắc đạo đức |
- Đẩy mạnh giám sát chéo thông qua các quy trình nghiệp vụ chặt chẽ. Tổ chức đào tạo và cập nhật về Đạo đức nghề nghiệp và các trường hợp vi phạm để nhân viên ý thức và tránh vi phạm. |
|
Bảo mật thông tin cá nhân |
- Các thông tin cá nhân của nhân viên cần được bảo mật, chỉ cung cấp khi có yêu cầu cụ thể từ các cấp có thẩm quyền; - Mọi nhân viên đều được ký Hợp Đồng Lao Động và Thỏa Thuận Bảo Mật đầy đủ khi làm việc tại doanh nghiệp. |
|
Đối với nhân viên nghỉ việc |
Thất thoát tài sản của IB IFMC Investment Group |
Tuân thủ đúng quy trình bàn giao tài sản và bàn giao công việc để tránh rủi ro thất thoát tài sản cả về vật chất và phi vật chất (thông tin) |
Danh tiếng IB IFMC Investment Group |
Tiến hành phỏng vấn khi nghỉ việc để nắm được nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên, tránh các rủi ro ảnh hưởng đến danh tiếng của Công ty. |
(2) Biện pháp phòng ngừa quản trị rủi ro nguồn nhân lực
Đối với IB IFMC Investment Group , tối ưu hóa chi phí vận hành nhưng vẫn phải đảm bảo tốc độ phát triển nguồn lực cả về chất lượng và số lượng, thích ứng với yêu cầu của thị trường; thu hút và giữ chân nhân tài đặc biệt là nhân sự cấp cao luôn là thách thức cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực. IB IFMC Investment Group, đề cao việc quản trị bộ máy bằng hệ thống và các quy trình để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ, phát triển bền vững và khả năng dự phòng nhân sự cho cả bộ máy để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải do có biến động về nhân sự. Bộ phận Nhân sự cũng thiết lập các quy trình, công cụ và bộ Chỉ số Đo lường Hiệu quả Công việc (KPIs), Cam kết Chất lượng Dịch vụ (SLAs) nhằm hướng dẫn tác nghiệp, đo lường kết quả hoạt động và nhận diện các rủi ro đối với hoạt động vận hành hàng ngày liên quan tới từng nghiệp vụ: Tuyển dụng, Đào tạo, Điều chuyển, Bổ nhiệm.
Bên cạnh đó, kênh Truyền thông Nội bộ được duy trì để tiếp tục chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, củng cố văn hóa doanh nghiệp nhằm nuôi dưỡng tinh thần IB IFMC Investment Group. Đây cũng là một biện pháp đảm bảo thông tin xuyên suốt và mỗi nhân viên đều hiểu được mục tiêu của bản thân và của tập thể để tiếp tục đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của IB IFMC Investment Group,. Với sự chia sẻ và minh bạch cao trong tổ chức, bộ máy sẽ vận hành được trơn tru hơn, giảm thiểu những tác động tiêu cực tới nhân sự. Cùng với những cơ hội và thách thức mới, công tác quản trị nhân sự tại IB IFMC I nvestment G roup , nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban Lãnh đạo để tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tinh nhuệ, đậm tinh thần IB IFMC Investment Group , đóng vai trò là một cái nôi nuôi dưỡng và phát triển nhân tài. Tại đây, IB IFMC Investment Group , tiếp sức cho những hoài bão và sẵn sàng trao cơ hội thử sức và phát triển cho nhân viên. Bằng cách quản trị bằng hệ thống và quy trình kiểm soát chéo, IB IFMC Investment Group, có thể mạnh dạn tạo điều kiện thử nghiệm, thử sức cho đội ngũ nhân viên nhưng vẫn đảm bảo hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
3. Rủi ro Bảng cân đối kế toán [PN1] và cân đối số phát sinh
Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ tài sản và nguồn vốn hiện có của IB IFMC Investment Group tại thời điểm lập Báo cáo Tài chính, vì vậy IB IFMC I nvestment G roup coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của IB IFMC I nvestment G roup tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng. Chính vì vậy, việc lập và rà soát bảng cân đối kế toán đặc biệt quan trọng đối với kế toán nói riêng và IB IFMC Investment Group nói chung, nhằm đảm bảo sự uy tín, tránh những rủi ro khi thanh, kiểm tra thuế.
3.1 Thanh toán với người mua
a) Trường hợp Tài khoản (TK)131 có số dư có thì kiểm tra thuyết minh Báo cáo Tài chính. Việc này nhằm xác định cụ thể khách hàng nào đã ứng trước tiền và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ nội dung ứng trước tiền hàng và đã phát sinh doanh thu vào thời điểm nào.
b) Trường hợp TK 131 có số dư nợ thì kiểm tra thời điểm phát sinh doanh thu nhằm xác nhận nợ, hợp đồng quy định thời hạn chậm trả và khoản phạt vi phạm hợp đồng.
c) Sẽ có một số rủi ro có thể xảy ra: (1) Khai thiếu doanh thu tính thuế (Thường là hoạt động dịch vụ, trước năm 2015). (2) Khai thiếu thu nhập (Nợ phải trả không xác định chủ nợ, khoản tiền người mua ứng trước dẫn đến không mua hàng sau đó và gây ra vi phạm hợp đồng). (3) Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ tính thuế. (4) Khai thiếu thuế Giá trị gia tăng hàng bán ra.
3.2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư ngắn hạn
Dư Có Tài khoản 129 (Thông tư 200/2014/TT-BTC); Tài khoản 229 (Thông tư 133/2016/TT-BTC):
a) Phân tích hồ sơ, nếu TK 129 (TK 229) phát sinh số dư có, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau: (1) Xác định số dư đầu/cuối kỳ, số dư đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí. (2) Số lượng chứng khoán cho từng loại chứng khoán đầu tư (Đầu tư theo đúng pháp luật và được tư do mua bán trên thị trường); Giá chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán; Giá chứng khoán thực tế trên thị trường. (3) Trên cơ sở đó, đánh giá việc người nộp thuế trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định.
b) Sẽ có một số rủi ro có thể xảy ra: (1) Người nộp thuế trích dự phòng không phù hợp, không hoàn nhập. (2) Khi tổn thất xảy ra, đơn vị tiếp tục ghi nhận chi phí mà không sử dụng khoản dự phòng. (3) Không đủ chứng từ chứng minh việc lập dự phòng tổn thất theo đúng quy định. (4) Như vậy, để phòng ngừa phần giá trị bị tổn thất nếu chứng khoán của IB IFMC INVESTMENT GROUP bị giảm giá hoặc các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác đang bị thua lỗ thì giải pháp tối ưu là IB IFMC Investment Group nên lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
3.3. Các khoản phải thu
Dư Nợ TK 138: Phân tích hồ sơ, nếu TK 138 phát sinh số dư nợ, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
Vimedimex có phát sinh nghiệp vụ cho mượn tiền không lãi suất để nhận dạng dấu hiệu không khai báo thu nhập tài chính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chi phí lãi vay không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.+ Tài sản thiếu, mất chờ xử lý để xác định nguyên nhân và nhận dạng dấu hiệu rủi ro về thuế Giá trị gia tăng.
3.4. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dư Có TK 139 (Thông tư 200/2014/TT-BTC); TK 229 (Thông tư 133/2016/TT-BTC):
a) Phân tích hồ sơ, nếu TK 139 (TK 229) phát sinh số dư có, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
- Xác định số dư đầu/cuối kỳ, số đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí.
- Các khoản nợ khó thu theo từng tuổi nợ, kèm theo khế ước vay tiền, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, đối chiếu xác nhận nợ, hoặc bằng chứng người nộp thuế lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc người nộp thuế trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định.
Lưu ý cho kế toán rủi ro có thể gặp phải là: Người nộp thuế trích không phù hợp, không hoàn nhập (Trừ trường hợp người nộp thuế đã khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định); Hoặc không đủ điều kiện theo quy định.
3.5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dư Có TK 159 (Thông tư 200/2014/TT-BTC); TK 259 (Thông tư 133/2016/TT-BTC):
a) Phân tích hồ sơ, nếu TK 159 (TK 259) phát sinh số dư có, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
- Giá trị trên sổ kế toán đối với từng loại hàng tồn kho, căn cứ để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc người nộp thuế trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định.
- Xem xét trường hợp đã ký hợp đồng tiêu thụ nhưng chưa giao hàng.
Rủi ro trong trường hợp này là người nộp thuế trích không phù hợp, không hoàn nhập; Hoặc không đủ điều kiện theo quy định.
3.6. Tăng, giảm Tài sản cố định
Dư Nợ TK 211 tăng, giảm:
a) Trường hợp phát sinh tăng, giảm Tài sản cố định (TSCĐ) trên Bảng cân đối kế toán(BCĐKT), thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
- Xác định nguyên giá có phù hợp hay không và TSCĐ tăng có hóa đơn, chứng từ đúng quy định hay không.
- Nếu TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành, bàn giao thì căn cứ vào kết quả thanh, kiểm tra hoặc kiểm toán các năm trước và năm nay có liên quan đến chi phí XDCB để nhận dạng dấu hiệu rủi ro.
b) Trường hợp phát sinh giảm nguyên giá trên BCĐKT, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ nội dung giảm TSCĐ do nguyên nhân, việc thanh lý, chuyển nhượng có hạch toán đúng quy định không (Ghi giảm nguyên giá đồng thời với ghi giảm hao mòn, hạch toán vào thu nhập khác (Nếu có) và chi phí khác).
3.7. Hao mòn Tài sản cố định (TK 214):
a) Phân tích hồ sơ, người nộp thuế có trích khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ) TK 214, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
- Trường hợp người nộp thuế áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng thì căn cứ vào Thuyết minh Báo cáo Tài chính để xác định thời gian khấu hao bình quân (TG KHBQ) cho từng loại TSCĐ {TG KHBQ = Nguyên giá (Trung bình cộng) : (chia) Giá trị hao mòn}, đồng thời so sánh với thời gian khấu hao tối thiểu theo quy định để ước lượng mức khấu hao NNT trích có phù hợp hay không (Trường hợp này chấp nhận sai số đối với trường hợp tăng giảm TSCĐ trong kỳ dẫn đến khấu hao không đủ 12 tháng trong năm).
- Trường hợp người nộp thuế không áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng thì tùy trường hợp cụ thể: Thuế căn cứ vào Thuyết minh Báo cáo Tài chính để xác định từng loại TSCĐ, đồng thời so sánh với quy định có liên quan để ước lượng mức khấu hao NNT trích có phù hợp không.
- Trường hợp TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài; Công trình, nhà xây dựng trên đất không thuộc quyền sở hữu của NNT; Xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh có nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng, thực hiện kiểm tra việc trích khấu hao có phù hợp với quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.
3.8. Dự phòng tổn thức các khoản đầu tư dài hạn
Dư Có TK 229:
a) Phân tích hồ sơ, nếu TK 229 phát sinh số dư có, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
- Xác định số dư đầu/cuối kỳ, số đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Chi tiết theo từng nơi đầu tư).
- BCĐKT của tổ chức kinh tế năm trước liền kề thời điểm trích lập dự phòng mà người nộp thuế có đầu tư tài chính dài hạn.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc người nộp thuế trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.
Rủi ro trong trường hợp này là: người nộp thuế trích không phù hợp, không hoàn nhập; hoặc không đủ điều kiện theo quy định.
3.9. Trích quỹ tiền lương
Dư Có TK 334:
a) Phân tích hồ sơ, nếu TK 334 phát sinh số dư có, thực hiện Thuế xem xét Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
- Số thực chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động từ ngày 01 tháng, 01 năm sau liền kề đến ngày cuối cùng phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế của năm sau liền kề năm phân tích hồ sơ.
- Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
- Doanh nghiệp khai lỗ thì không được trích quỹ tiền lương
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc người nộp thuế trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.
3.10. Chi phí trả trước
Dư Có TK 335:
a) Phân tích hồ sơ, nếu TK 335 phát sinh số dư có, thực hiện Thuế kiểm tra Thuyết minh Báo cáo Tài chính và có thể trao đổi với người nộp thuế để làm rõ một số nội dung sau:
- Nội dung trích trước là gì? Căn cứ trích, hồ sơ, chứng từ kèm theo (Nếu có).
- Chi phí trả trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi không hết, chi phí trích trước không phù hợp với doanh thu ghi nhận trong năm.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc người nộp thuế trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.
b) Trong trường hợp này, kế toán rủi ro sau: Người nộp thuế trích không phù hợp, không hoàn nhập; Chi phí phát sinh nhưng không có chứng từ đúng quy định.
Như vậy, các rủi ro thường gặp trên bảng cân đối kế toán, cân đối số phát sinh mà kế toán cần lưu ý trong quá trình lập Báo cáo Tài chính.
3.11 Các hình thức gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính doanh nghiệp
Với doanh nghiệp, việc gian lận báo cáo tài chính thường hướng đến việc tăng lợi nhuận, dấu đi thông tin xấu để tạo ra một bức tranh hoàn hảo về doanh nghiệp nhằm qua mặt các nhà đầu tư, cán bộ tín dụng, đối tác...
3.12 Để kiểm tra, cán bộ cần xem chọn mẫu các hợp đồng lớn, kiểm tra điều kiện giao hàng và cách ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp
Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Động cơ của gian lận thường mang lại lợi ích trực tiếp cho người thực hiện gian lận (biển thủ tiền hay tài sản…) hoặc gián tiếp (giữ vị trí lãnh đạo, tăng tiền lương, tăng tiền thưởng, tạo quyền lực…). Với doanh nghiệp, việc gian lận báo cáo tài chính thường hướng đến việc tăng lợi nhuận, dấu đi những thông tin xấu để tạo ra một bức tranh hoàn hảo về doanh nghiệp nhằm qua mặt các nhà đầu tư, cán bộ tín dụng, đối tác bạn hàng.
3.13 Quá trình gian lận trong doanh nghiệp thường trải qua 3 giai đoạn : (1) Hình thành ý đồ gian lận, (2) Thực hiện hành vi gian lận và (3) Che dấu hành vi gian lận.
a) Hình thành ý đồ gian lận
Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô tác động tiêu cực vào hoạt động khiến doanh nghiệp không thể hoàn thành được kế hoạch kinh doanh đã lập, những người đứng đầu thường phải chịu nhiều áp lực để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận. Khi gặp các cơ hội thuận lợi, hoặc hoàn cảnh bắt buộc, người lãnh đạo thiếu bản lĩnh có thể cố tình tạo ra các tình huống vi phạm chuẩn mực kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
b) Thực hiện hành vi gian lận
Doanh nghiệp có thể thưc hiện các bút toán làm sai lệch bản chất tài chính, hay gặp nhất là gian lận doanh thu, gian lận hàng tồn kho, gian lận vốn hóa chi phí, giấu nợ, sử dụng tài sản sai mục đích.
c) Che dấu hành vi gian lận
Doanh nghiệp thường cố gắng khép kín các thủ tục, hóa đơn chứng từ và cân bằng số liệu trên bảng cân đối kế toán để qua mặt phần đông người đọc báo cáo tài chính hoặc cố tình bỏ qua các thuyết minh quan trọng để công chúng không biết được thực tế nội tại vấn đề trong doanh nghiệp. Với những cổ đông không có nhiều kinh nghiệm về tài chình thì thường tin vào số liệu doanh nghiệp cung cấp và tiếp tục đầu tư nâng giá cổ phiếu.
3.14 Các dạng gian lận về doanh thu trong các báo cáo tài chính
Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2021/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định:
a) Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
b) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Tuy nhiên doanh nghiệp cố tình bỏ qua tiêu chuẩn này để ghi nhận khống (doanh thu không có thật) hoặc ghi nhận khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Các trường hợp hay gặp là:
(1) Tạo ra doanh thu ảo
Đây là phương pháp các doanh nghiệp gian lận hay sử dụng để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp tạo ra các đơn hàng không có thật cho khách hàng hiện tại hoặc khách hàng mới, khách hàng ở nước ngoài, các SPE. Doanh nghiệp sẽ lập ra các hồ sơ khách hàng giả, chứng từ chứng minh thu nhập, hàng hóa đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được cung cấp.
Ví dụ: Trường hợp Công ty A ở Việt Nam xuất hóa đơn bán hàng ảo là máy móc thiết bị xây dựng đã qua sử dụng cho Công ty B đặt ở Singapore với giá trị đơn hàng chiếm 30% tổng doanh thu của Doanh nghiệp trong năm tài chính, để hợp lý hóa khoản phải thu này, Công ty A đã nhờ Công ty C có trụ sở đóng tại thiên đường thuế của Singapore thu hộ, vì là hợp đồng ảo nên công ty C đã thực hiện cung cấp đầu vào cho Công ty A, đồng thời nâng giá, số lượng đầu vào để cấn trừ vào khoản tiền mua máy móc thiết bị xây dựng đã qua sử dụng của Công ty B mà công ty A nhờ công ty C thu hộ.
Để có thể hạn chế điều này, cán bộ cần rà soát những khoản doanh thu tăng đột biến vào cuối tháng, cuối quý, đặc biệt với những doanh nghiệp mới chưa phát sinh quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp; Kiểm tra địa chỉ, đăng ký kinh doanh, mã số thuế của doanh nghiệp này để xem doanh nghiệp thực tế có tồn tại và hoạt động không?
Kiểm tra các vận đơn vận chuyển hàng hóa có đảm bảo đúng khối lượng hàng bán đi không? Xem xét xem liệu doanh thu tăng nhưng giá vốn hàng bán và tỷ suất lợi nhuận gộp có tăng tương ứng không? Với đơn hàng lớn, cán bộ đọc trực tiếp hợp đồng xem có điều khoản nào qui định doanh nghiệp được hoàn trả lại hàng hóa vô điều kiện (thường hai bên sẽ ký riêng phụ lục hợp đồng và dấu đi khi có các cơ quan kiểm tra), các chứng từ xuất trình có hợp lệ không?, kiểm tra xem dòng tiền về trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ có khớp với con số của doanh nghiệp đã báo cáo.
(2) Ghi nhận khống doanh thu với các bên liên quan
Giao dịch với các bên liên quan luôn là bài toán khó với các cán bộ khi phân tích báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán số 26 (ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Bên liên quan ở đây được coi là một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động.
Cũng theo chuẩn mực này, Doanh nghiệp không phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong các báo cáo tài chính hợp nhất đối với các giao dịch nội bộ của tập đoàn; trong các báo cáo tài chính của công ty mẹ khi báo cáo này được lập và công bố cùng với báo cáo hợp nhất; hoặc trong các báo cáo tài chính của công ty con do công ty mẹ sở hữu toàn bộ nếu công ty mẹ cũng được thành lập ở Việt nam và công bố báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt nam.
Lợi dụng các qui định này, thời điểm cuối năm, cuối niên độ báo cáo tài chính, doanh nghiệp có ý đồ gian lận sẽ tạo ra các giao dịch bán khống với các bên liên quan để làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Hay gặp nhất là các trường hợp bán hàng của công ty mẹ cho công ty con hoặc ngược lại; công ty con có thể cung cấp đầu vào cho công ty mẹ nhưng giá thấp hơn giá thị trường để giảm giá vốn hàng bán tăng lợi nhuận; hoặc thanh toán cho công ty mẹ dưới hình thức hàng đổi hàng; bên cạnh đó việc công ty mẹ bán giá cao hơn cho công ty con, không phát sinh các chi phí vận chuyển, quảng cáo, bảo hiểm… cũng giúp công ty mẹ gia tăng lợi nhuận.
Có trường hợp công ty con ở Việt Nam nhập nguyên vật liệu đầu vào của công ty mẹ ở nước ngoài với giá rất cao dẫn đến tình trạng bán hàng ra ở trị trường Việt Nam thấp hơn giá nguyên vật liệu đầu vào nên các công ty này thường bị lỗ và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó công ty mẹ được lãi nhiều mà nộp thuế ít.
Cụ thể: Vào ngày 28/12/200X, Công ty mẹ A bán cho công ty con B một lô hàng trị giá 10tỷ đồng với chi phí vận chuyển là 20tr đồng, giá vốn hàng bán 8 tỷ đồng. Nếu bán lô hàng này ra thị trường công ty A sẽ mất 300tr chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm 30tr đồng; chi phí khác 100trđồng. Với giao dịch khống này, công ty mẹ chỉ việc chuyển hàng sang kho của công ty con và ghi lợi nhuận trị giá 1980tr đồng trên báo cáo thu nhập của công ty mẹ. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, doanh nghiệp này sẽ ghi nhận giao dịch như giao dịch bán hàng thông thường thay vì ghi giao dịch với các bên liên quan.
Để tránh trường hợp này, cán bộ cần xem cả báo cáo của công ty con và công ty mẹ xem thực chất công ty mẹ có lãi nhưng công ty con có bị lỗ không, kiểm tra giá bán hàng hóa so với giá trị trường; kiểm tra giá nguyên liệu đầu vào xem có bất thường gì không.
Động cơ của gian lận thường mang lại lợi ích trực tiếp cho người thực hiện gian lận hoặc gián tiếp
(3) Giao dịch lòng vòng
Doanh nghiệp K để đạt được kế hoạch lợi nhuận và doanh thu đã cho công ty D là đối tác kinh doanh của mình vay tiền, sau đó công ty D dùng chính tiền vay này để mua hàng hóa của công ty K. Các giao dịch này không đem lại lợi ích cho cả hai doanh nghiệp mà chỉ phục vụ duy nhất mục đích gian lận doanh thu và tạo ra cảm giác doanh nghiệp K làm ăn tốt, bán được nhiều hàng hóa trên thị trường, lợi nhuận vẫn tăng.
Nếu quá trình lòng vòng này không chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia mà có nhiều doanh nghiệp tham gia thì cán bộ rất khó tìm ra bản chất, vì vậy cần cần kiểm tra dòng tiền về của doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng vay vốn, chuyển tiền giao dịch của hợp đồng cho vay về ngân hàng, đọc kỹ các thuyết minh báo cáo tài chính ít nhất 3 năm để tìm hiểu mối quan hệ giữa các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.
(4) Gia tăng tín dụng cho khách hàng
Để vẽ lên báo cáo theo đúng kế hoạch dự phóng, doanh nghiệp áp dụng chiết khấu sâu, vận dụng các điều khoản thanh toán có lợi cho khách hàng để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn số lượng sản phẩm cần thiết, hoặc doanh nghiệp có thể thông báo sẽ tăng giá trong kỳ sau để lôi kéo khách hàng mua dự trữ nhằm đạt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ký thêm phụ lục có các điều khoản bên mua được phép đổi trả hàng vô điều kiện, hủy mua hàng bất cứ lúc nào, kéo dài thời gian chi trả thay vì trước kia được chậm trả 30 ngày thì nếu mua hàng nhiều sẽ được chậm trả trong vòng 60 ngày và ngày trả nợ qua kỳ 31/12 của niên độ báo cáo tài chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp X chuyên cung cấp bánh kẹo cho thị trường Việt nam, vào cuối tháng 11/202X, doanh nghiệp đưa ra chính sách là giảm giá thêm 15% cho tất cả các sản phẩm nếu các đại lý mua trước ngày 31/12, đồng thời được gia hạn nợ thêm 30 ngày đối với các khoản này.
Trong hợp đồng doanh nghiệp X cũng ký phụ lục cho phép các đại lý được đổi trả miễn phí số hàng không bán được trong vòng 4 tháng. Trong các báo cáo, doanh nghiệp không thuyết minh về giao dịch này nên người đọc không thể kiểm tra được sự chắc chắn của doanh thu.
Khắc phục điểm này, cán bộ cần kiểm tra xem chi phí vận chuyển có tăng bất thường vào cuối năm không? Hàng hóa có được chiết khấu sâu không? Rà soát các phụ lục hợp đồng xem có các điều khoản nào đổi trả hàng vô điều kiện không?
Trên cơ sở đó xem xét doanh thu có đủ điều kiện được ghi nhận hay không, trường hợp doanh nghiệp ký phụ lục đổi trả hàng vô điều kiện, giao dịch này sẽ bị loại ra khỏi doanh thu của năm trừ những trường hợp khách hàng bị giới hạn quyền đổi trả hợp lý (hàng giao bị hỏng, bị lỗi do lỗi của phía người bán).
Cán bộ khi phân tích cần so sánh đối chiếu doanh thu, lợi nhuận kỳ này so với kỳ trước có bất thường không, tỷ lệ biên lợi nhuận gộp biến động như thế nào, theo dõi và kiểm tra qui trình hàng bị trả lại, số lượng hàng bị trả lại để so sánh với các kỳ báo cáo trước để tìm ra động cơ thực sự của giao dịch này.
(5) Ghi nhận toàn bộ doanh thu khi mới giao hàng một phần
Một số doanh nghiệp ghi đủ 100% doanh thu khi chưa giao đủ hàng hóa cho khách hàng. Chuẩn mực số Kế toán Việt nam số 14 (VAS 14) về ghi nhận doanh thu qui định: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Vậy nếu chỉ giao một phần hàng hóa là chưa chuyển giao rủi ro và lợi ích cho người mua, việc ghi nhận toàn bộ doanh thu là vi phạm chuẩn mực 14 VAS và chuẩn mực Kế toán quốc tế số 18 (IAS18).
Hầu hết các hợp đồng đều giao hàng trong một lần, trường hợp trong hợp đồng qui định giao hàng nhiều lần và có các dịch vụ kèm theo sau bán hàng thì khi hoàn thành hết các khối lượng công việc, hai bên đã nghiệm thu bàn giao thì mới đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.
Để kiểm tra, cán bộ cần xem chọn mẫu các hợp đồng lớn, kiểm tra điều kiện giao hàng và cách ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp.
Với các hợp đồng giao hàng nhiều lần, thường có các điều khoản như sản phẩm cần chạy thử trước khi thanh toán, chuyển giao công nghệ đào tạo, huấn luyện sử dụng cho bên mua.
(6) Ghi nhận doanh thu cho những khoản trả trước
Doanh nghiệp ký một hợp đồng lớn với khách hàng và thực hiện trong thời gian dài, trong quá trình thực hiện, khách hàng sẽ trả trước một phần giá trị hợp đồng. Để đảm bảo đủ doanh thu, doanh nghiệp cố tình ghi nhận khoản này vào doanh thu mặc dù hàng hóa chưa giao lợi ích và rủi ro cho khách hàng.
Trường hợp này có thể gặp ở các doanh nghiệp xây dựng, người mua có thể ứng trước theo tiến độ xây dựng nhà, thường là 7 lần, nhưng phải đến hết lần thứ 7 doanh nghiệp mới có thể nghiệm thu, bàn giao nhà, hóa đơn cho bên mua, khi đó doanh nghiệp mới đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng do chưa đạt kế hoạch, toàn bộ số tiền trả trước của khách, doanh nghiệp đã ghi nhận hết vào doanh thu.
Cán bộ nên chọn mẫu các khoản ghi nhận doanh thu để xem xét tính chắc chắn.
(7) Bán và giữ
Đây là trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng bán hàng với khách hàng, bên mua đã đồng ý mua hàng nhưng chưa sẵn sàng nhận hàng nên doanh nghiệp đẩy hàng sang một kho khác hoặc gửi nhờ ở nơi khác cho đến khi khách hàng đồng ý nhận hàng. Doanh nghiệp đã cố tình ghi vào doanh thu này giao dịch này mặc dù chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho khách.
Trong các trường hợp này, cán bộ cần kiểm tra ngày hàng được giao, rà soát xem có nhiều đơn vận chuyển hàng hóa đến cùng một địa điểm cho nhiều đơn hàng hay không (nếu trùng thì đây có thể là kho tạm để lưu kho của doanh nghiệp) hay có thể so sánh với địa chỉ của bên mua xem có trùng khớp không, xem chi phí giao hàng có tăng đột biến vào cuối năm không, đồng thời so sánh doanh thu kỳ tiếp theo (tháng hoặc quý) xem có bị tụt giảm bất thường so với cùng kỳ năm trước để xem xét liệu doanh thu có bị đẩy vào kỳ trước nhằm tạo ra doanh thu lớn hay không.
[PN1]Báo cáo CĐPS
III. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA IB IFMC INVESTMENT GROUP
Quy trình kiểm soát nội bộ [PN1] quy định các quy trình và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm soát nội bộ hằng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm soát, cách thức thực hiện công việc kiểm soát, lập và gửi báo cáo kiểm soát, lập hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm soát nội bộ dựa trên cơ sở rủi ro của các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của IB IFMC Investment Group
1. Kế hoạch kiểm soát phải đựơc xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về các phòng/ban nghiệp vụ của IB IFMC Investment Group. Một số bước cơ bản khi xây dựng kế hoạch kiểm soát dựa trên rủi ro là: (1) Xác định và ghi chép các rủi ro kinh doanh tại IB IFMC Investment Group - Đánh giá rủi ro của từng quy trình nghiệp vụ; (2) Xác định mức độ ưu tiên và thu thập ý kiến của các bên liên quan về những lĩnh vực có rủi ro cao. (3) Xác định tần suất kiểm soát và lập kế hoạch hàng năm. (4) Xác định phạm vi kiểm soát và lập chương trình kiểm soát
2. Cách xây dựng Kế hoạch kiểm soát hàng năm trên cơ sở rủi ro là phải xác định được mức độ rủi ro tóm tắt (cao – trung bình – thấp) của các phòng/ ban nghiệp vụ/quy trình và mức độ rủi ro các hoạt động trong đơn vị đó. Kết quả tự đánh giá rủi ro của mỗi phòng/ban và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro là một trong những nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Muốn có bảng tự đánh giá rủi ro thì bộ phận kiểm soát phải gửi bảng câu hỏi xuống các phòng/ban nghiệp vụ để lãnh đạo các phòng/ban trả lời.
- Xác định danh mục đối tượng kiểm soát: tại Hội sở IB IFMC Investment Group các quy trình nghiệp vụ liên quan đến nội bộ IB IFMC Investment Group
- Xác định mục tiêu cho đối tượng kiểm soát: Các đơn vị, các quy trình đều phải có mục tiêu hoạt động.
- Xác định danh mục rủi ro: được cơ cấu hướng tập trung vào các quy trình hơn là các phòng/ban. Trước mắt, có thể xác định rủi ro theo tổ chức, từng bước tiến tới xác định rủi ro theo quy trình nghiệp vụ.
- Đo lường rủi ro: Điểm bắt đầu của đo lường rủi ro là rủi ro tiềm tàng. Tiếp đó là đo lường rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro còn lại, làm cơ sở lập kế hoạch kiểm soát. Đo lường rủi ro mang tính chủ quan và dựa vào phán đoán. Mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra rủi ro của hầu hết các rủi ro không thể tính toán hoặc đo lường chính xác.
Đây chính là căn cứ quan trọng để kiểm soát viên có thể tiến hành lập kế hoạch kiểm soát định hướng rủi ro một cách phù hợp nhất.
Bước 2: Thực hiện kiểm soát nội bộ
Trước tiên, kiểm soát nội bộ cần thiết kế chương trình kiểm soát cụ thể bao gồm các thủ tục cần tiến hành để đạt được mục tiêu kiểm soát theo kế hoạch.
Một chương trình kiểm soát phải chỉ rõ phạm vi kiểm soát, mục tiêu, phân bổ nguồn lực. Tiếp theo, kế hoạch chi tiết này phải nêu rõ kiểm tra chọn mẫu để thu thập bằng chứng và lập các hồ sơ kiểm soát.
Đối với các thử nghiệm kiểm soát, kiểm soát viên nội bộ cần vận dụng, phối hợp hai thử nghiệm kiểm soát là kiểm soát hệ thống và kiểm soát riêng lẻ:
1. Kiểm tra chọn mẫu kiểm soát hệ thống
Phương pháp kiểm soát trong đó các thủ tục, kỹ thuật kiểm soát được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại IB IFMC Investment Group được kiểm soát, xét trên 2 khía cạnh:
- Tính thích hợp, khoa học (hệ thống được thiết kế đủ hiệu quả để ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các sai phạm),
- Tính hiệu lực (hệ thống được duy trì, tuân thủ trên thực tế)
a) Nội dung thứ nhất : Phân tích hệ thống (nhằm kiểm chứng tính thích hợp, khoa học của hệ thống KSNB). Đánh giá tính hiệu quả (thích hợp) của hệ thống kiểm soát nội bộ của IB IFMC Investment Group được kiểm soát thông qua việc mô tả hoặc mô hình hoá. Sử dụng lưu đồ hoặc bảng tường thuật hoặc bảng hỏi.
Có 4 bước trong phân tích hệ thống:
(1) Hình dung quy trình nghiệp vụ lý tưởng (tốt nhất) về nghiệp vụ đang được kiểm soát. Tính lý tưởng phụ thuộc kiến thức, trình độ, am hiểu của KSV.
(2) Xem xét quy trình nghiệp vụ hiện tại của các phòng/ban được kiểm toán. Quy trình nghiệp vụ hiện tại được thể hiện bằng văn bản là các quy chế, quy trình, hướng dẫn, xử lý nghiệp vụ của IB IFMC Investment Group.
(3) So sánh quy trình nghiệp vụ hiện tại với quy trình nghiệp vụ lý tưởng, trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, yếu của phòng/ban được kiểm soát, vùng tiềm ẩn rủi ro trong quy trình
(4) Sau khi tìm ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ dự đoán, khoanh vùng các rủi ro
b) Nội dung thứ hai: Xác nhận hệ thống (để kiểm chứng tính hiệu lực của hệ thống KSNB)
Kiểm tra đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ; kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế, gồm 4 bước:
(1) Nắm vững và mô tả rõ ràng, chi tiết quy trình nghiệp vụ hiện hành được quy định (bằng văn bản).
(2) Kiểm tra, áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để biết trong thực tế quy trình nghiệp vụ đó diễn ra như thế nào.
(3) Chỉ ra sự khác biệt giữa quy trình nghiệp vụ đã được quy định với quy trình nghiệp vụ diễn ra trong thực tế.
(4) Phân tích nguyên nhân của sự khác biệt, hậu quả của sự khác biệt.
Đặc trưng của kiểm tra chọn mẫu kiểm soát hệ thống: kiểm tra chọn mẫu đều dựa vào các quy chế, quy trình nghiệp vụ của IB IFMC INVESTMENT GROUP . Nếu hệ thống giao dịch được kiểm soát trong từng khâu của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho NĐT trong quá trình thực hiện, được đánh giá là mạnh, là hiệu quả thì công việc kiểm soát cần dựa vào các quy chế, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ của IB IFMC Investment Group. Vì vậy, phương pháp kiểm soát hệ thống còn được gọi là bước kiểm nghiệm dựa vào trong từng khâu của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho NĐT trong quá trình thực hiện giao dịch với khách hàng.
Kiểm tra chọn mẫu này cần được chú trọng vận dụng, nhất là đối với loại hình kiểm soát tuân thủ và kiểm soát hoạt động. Khi thu thập bằng chứng kiểm soát đánh giá tính hiệu quả trong từng khâu của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho NĐT trong quá trình thực hiện giao dịch với KH cần:
- Xem xét tài liệu hiện có, ví dụ như các văn bản liên quan đến quy trình, chính sách, hướng dẫn của IB IFMC Investment Group và các văn bản pháp lý liên quan đến các nghiệp vụ để thực hiện tìm hiểu, so sánh, cập nhật, đánh giá tính đầy đủ, phù hợp của các văn bản quy định nội bộ, với các văn bản pháp lý liên quan.
- Phỏng vấn cán bộ trên cơ sở chọn mẫu: để biết cán bộ đã nắm được quy trình, đã thực hiện quy trình đến đâu, xác định vùng nào có thể phát sinh rủi ro do cán bộ không hiểu, không nắm vững quy trình, cán bộ có đề xuất gì để xử lý rủi ro.
- Thiết kế các mẫu biểu kiểm tra chọn mẫu và thực hiện kiểm tra chọn mẫu. Có thể sử dụng các câu hỏi về hệ thống KSNB nói chung và các câu hỏi về từng quy trình kiểm soát riêng lẻ để đánh giá các hoạt động kiểm soát cài đặt trong từng khâu của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho NĐT trong quá trình thực hiện
- Tổng hợp các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý rủi ro và các kiến nghị.
2. Kiểm tra chọn mẫu kiểm soát cơ bản
Là kiểm tra chọn mẫu được sử dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh, chính xác và hiệu lực của các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý. Các thủ tục kiểm soát áp dụng trong phương pháp này gọi là các thử nghiệm cơ bản. Kiểm tra chọn mẫu cơ bản gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành kiểm tra chọn mẫu. Các đánh giá đều dựa vào các số liệu, các thông tin trên BCTC và hệ thống kế toán của IB IFMC Investment Group , vì vậy còn được gọi là phương pháp kiểm tra chọn mẫu theo số liệu.
Nội dung của kiểm soát gồm hai vấn đề cơ bản là các loại hình trong từng khâu của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho NĐT trong quá trình thực hiện và phạm vi trong từng khâu của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho NĐT trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Các loại hình kiểm soát nội bộ
Có nhiều quan điểm về loại hình kiểm soát nội bộ, từ kiểm soát hoạt động, kiểm soát tuân thủ, kiểm soát báo cáo tài chính, cho đến kiểm soát gian lận, kiểm soát công nghệ thông tin, kiểm soát khung quản trị rủi ro….đã đề cập một cách hàn lâm và rõ ràng về nội dung kiểm soát nội bộ, bao gồm:
a) Kiểm soát hoạt động
Kiểm soát hoạt động là tiến trình kiểm tra và đánh giá về tính hữu hiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến. Trong đó:
- Tính hữu hiệu là khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra;
- Tính hiệu quả là khả năng đạt được mục tiêu với chi phí bỏ ra thấp nhất, so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Đôi khi người ta còn gọi kiểm soát hoạt động bởi loại kiểm soát này tập trung vào đánh giá ba khía cạnh đó là tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hiệu lực.
Đối tượng được kiểm soát hoạt động thường rất phong phú, đa dạng, từ việc: Đánh giá chính sách, quy trình hiện hành về ứng trước tiền bán chứng khoán, ký quỹ nhờ khâu phê duyệt, quyết định cho vay, quản lý tài sản đảm bảo, phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý nợ có vấn đề… , đến đánh giá về phương pháp đo lường rủi ro cho vay hiện tại của IB IFMC Investment Group … Bên cạnh ứng trước, ký quỹ, kiểm soát nội bộ còn nhằm tới đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các chính sách, quy trình phát hành chứng khoán, bảo lãnh phát hành, niêm yết, lưu ký, giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp đến mua sắm tài sản, công nghệ thông tin, nhân sự…, và cao nhất đó chính là khung quản trị rủi ro toàn diện của IB IFMC Investment Group, tức là toàn bộ hoạt động của IB IFMC Investment Group đều có thể là đối tượng được nhằm tới hoàn thiện của kiểm soát nội bộ.
Chuẩn mực đánh giá: Do tính hiệu lực và tính hiệu quả của một quá trình rất khó đánh giá khách quan nên chuẩn mực được xác định tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, vì thế không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của kiểm soát viên.
Kết quả kiểm soát hoạt động chủ yếu phục vụ cho lợi ích của bản thân IB IFMC Investment Group, bởi vậy, đây chính là nội dung kiểm soát mà theo thông lệ quốc tế sẽ là hoạt động căn bản, mang tính chủ đạo, là điểm nhấn trong hoạt động kiểm soát nội bộ.
Chức năng quan trọng nhất của kiểm soát hoạt động là nhằm đánh giá hệ thống KSNB. Quy trình, chính sách quy trình phát hành, bảo lãnh phát hành, niêm yết, lưu ký, giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh, quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp đến mua sắm tài sản, quản lý rủi ro, thanh khoản, công nghệ thông tin, nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán…không hiệu quả, hiệu lực, thiếu các chốt kiểm soát hoặc bị lạm quyền bởi ban lãnh đạo cấp cao là nguyên nhân lớn của các rủi ro. Vì vậy, kiểm soát hoạt động có chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro khi tập trung vào rà soát các quy trình nghiệp vụ của IB IFMC Investment Group. Cũng chính từ lí do đó mà đây là loại hình kiểm soát được chú trọng thực hiện trong xu thế phát triển của kiểm soát nội bộ.
b) Kiểm soát tuân thủ
Là loại kiểm soát nhằm để xem xét các phòng, ban nghiệp vụ có tuân thủ các quy định của HĐQT, Ban TGĐ hoặc cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN, SGDCKVN, hoặc cơ quan chuyên môn như SGDCKHCM, SGDCKHN, TCT lưu ký VN đề ra hay không. Đây là một trong những hoạt động kiểm soát quan trọng của kiểm soát nội bộ nhằm đánh giá tính tuân thủ Luật chứng khoán, Nghị định, Thông tư và các nguyên tắc, quy định, các cơ quan, bộ phận có liên quan hay quy định của nội bộ IB IFMC Investment Group. Các tiêu chuẩn để đánh giá thông tin ở loại kiểm soát này không phức tạp nhờ kiểm soát hoạt động, chúng thường được xác định một cách dễ dàng gắn liền với các quy chế, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ được kiểm soát. Thông thường loại kiểm soát này được thực hiện để phục vụ cho bản thân của IB IFMC Investment Group, nên hoạt động này được Bộ phận kiểm soát nội bộ đảm nhận. Hoạt động kiểm soát tuân thủ sẽ giúp HBS và IB IFMC Investment Group tránh khỏi rủi ro pháp lý.
c) Kiểm soát báo cáo tài chính (BCTC)
- Kiểm soát BCTC là việc kiểm tra, phân tích, thuyết mình và ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính của IB IFMC Investment Group.
- Kiểm soát báo cáo tài chính lấy các chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc quốc tế hay chế độ kế toán hiện hành do Bộ Tài Chính quy định…làm thước đo chủ yếu.
- Kiểm soát BCTC thường được thực hiện bởi các kiểm soát viên độc lập. Cho nên, hoạt động kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính thường không được coi là trọng tâm bởi đây chủ yếu là chức năng của kiểm soát độc lập.
Ngoài ra, một số loại hình kiểm soát nội bộ được bổ sung như: kiểm soát dự án; kiểm soát gian lận; kiểm soát thực hành đạo đức kinh doanh; kiểm soát công nghệ thông tin; Kiểm toán tự đánh giá kiểm soát
d) Phạm vi kiểm soát nội bộ trong IB IFMC Investment Group
Mọi hoạt động và tất cả các phòng/ban trong IB IFMC Investment Group đều thuộc phạm vi của kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm soát nội bộ được tiếp cận bất kỳ dữ liệu, tài liệu hoặc số liệu của IB IFMC Investment Group, bao gồm kể cả thông tin quản lý, biên bản, Nghị quyết…bất cứ khi nào liên quan đến nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ.
e) Kiểm soát quản lý rủi ro
- Đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý rủi ro thị trường, rủi ro giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh; rủi ro quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp; rủi ro ứng trước tiền bán chứng khoán, ký quỹ, lưu ký chứng khoán; rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý.
- Đánh giá khẩu vị rủi ro, các thay đổi về khẩu vị rủi ro, quyết định của bộ phận quản lý rủi ro trong IB IFMC Investment Group.
- Đánh giá tính đầy đủ của hệ thống quản lý rủi ro, các quy trình, chính sách, hướng dẫn, hạn mức, phân quyền để nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát, ứng phó và báo cáo về tất cả các rủi ro từ hoạt động giao dịch của IB IFMC Investment Group.
- Đánh giá tính trung thực của hệ thống thông tin quản lý rủi ro
- Đánh giá các mô hình đo lường rủi ro
- Đánh giá mức độ an toàn vốn và khả năng thanh khoản của IB IFMC Investment Group - Đánh giá tính hiệu quả của quy trình báo cáo
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật và chứng khoán, đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận giám sát tuân thủ.
- Đánh giá độ trung thực và tin cậy của số liệu và hệ thống báo cáo tài chính của IB IFMC Investment Group …
Bộ phận kiểm soát nội bộ cũng cần cân nhắc các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động chứng khoán, bao gồm Luật chứng khoán, Nghị Định, Thông tư, các chính sách, nguyên tắc, quy định pháp luật, hướng dẫn về tổ chức và quản trị IB IFMC Investment Group.
Bước 4: Phương pháp tiếp cận kiểm soát nội bộ
Trước mỗi một cuộc kiểm soát nộ bộ, kiểm soát viên phải xác định được phương pháp tiếp cận tổng quát. Phương pháp luận này sẽ là kim chỉ nam định hướng toàn bộ cách thức, công việc, sự tập trung của kiểm soát viên trong suốt quá trình kiểm soát sau này.
- Tuân thủ: Đây là điểm xuất phát của kiểm soát nội bộ và cho đến nay thì cách tiếp cận này vẫn còn tồn tại nhưng hạn chế lớn nhất là chỉ tập trung nỗ lực tìm hiểu liệu quy trình, quy định có được tuân thủ hay không, do đó sẽ không phù hợp với một môi trường đầy biến động và thách thức như hiện nay. Chính vì lẽ đó, mà cách tiếp cận này không tối ưu hoá được tiềm năng của hoạt động kiểm soát nội bộ.
- Kiểm soát định hướng hệ thống: Đây là một phương pháp khá được kiểm soát nội bộ quan tâm. Cách tiếp cận này nhằm đánh giá hệ thống và quy trình, xem xét các hoạt động xuyên suốt tổ chức để thấy được sự mâu thuẫn hoặc bất hợp lý chứ không đặt trọng tâm vào từng khu vực nghiệp vụ nào, tức là tiếp cận theo chiều ngang chứ không phải chiều dọc.
- Kiểm soát định hướng rủi ro: Cách tiếp cận này được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp tiếp cận định hướng hệ thống và tập trung vào những vùng có rủi ro cao nhất, luôn coi rủi ro là xuất phát điểm, hướng tới mục tiêu của tổ chức. Các khuyến nghị cũng định hướng rủi ro nhằm tối đa hoá lợi ích cho IB IFMC Investment Group .
- Kiểm soát dựa trên đảm bảo: Đây là phương pháp tiếp cận hiện đại và rất hữu ích đối với kiểm soát nội bộ. IB IFMC Investment Group sử dụng phương pháp tiếp cận định hướng rủi ro để phối hợp tất cả hoạt động đảm bảo trong IB IFMC Investment Group, giảm thiểu sự trùng lặp và đảm bảo cao nhất phục vụ cho IB IFMC INVESTMENT GROUP, UBCKNN, và các bên thứ 3, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư, các nhà cung cấp…
Như vậy có thể phân loại các trường phái tiếp cận trên thành hai loại là tiếp cận truyền thống và tiếp cận hiện đại, trong đó tiếp cận truyền thống tương ứng với Tiếp cận kiểu Tuân thủ. Một số sự khác biệt giữa hai trường phái trên là:
1. Tiếp cận truyền thống: Các nhà quản lý thường kỳ vọng nhân viên kiểm soát nội bộ nhận ra các lỗ hổng trong quản lý và thông báo cho họ khi nhân viên không tuân theo các thông lệ chung. Tuy nhiên, đó là phương pháp thích hợp trong môi trường không có thay đổi.
- Tiếp cận trên cơ sở truyền thống xem xét tính đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ thay vì nhận xét tính hợp lý.
2. Tiếp cận hiện đại: Để phù hợp với bối cảnh, sự phát triển của doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật công nghệ …thì phương pháp tiếp cận trên cơ sở rủi ro nhận được sự quan tâm nhiều hơn, trước khi lựa chọn thực hiện.
- Đặt trọng tâm vào việc kiểm tra, đánh giá các chốt kiểm soát để trả lời câu hỏi: quy trình có giúp nhận diện được rủi ro không, có hướng vào mục tiêu của đơn vị hay không?
- Luôn coi rủi ro là điểm xuất phát để quyết định việc lập kế hoạch từ trung dài hạn, đến kế hoạch năm, chương trình cuộc kiểm soát chi tiết. Xác định liệu sự tuân thủ quy chế có đủ để hoá giải các rủi ro vì Hệ thống KSNB hiệu quả không chỉ bao gồm việc kiểm tra tính tuân thủ, cần chú trọng xem các quy định vẫn đảm bảo sự hợp lý.
3. Sự khác biệt giữa phương pháp tiếp cận truyền thống và phương pháp tiếp cận hiện đạt dựa vào rủi ro
Phương pháp tiếp cận rủi ro sẽ định hướng cho việc phát triển các thủ tục kiểm soát, định hướng về chiến lược kiểm soát. Chính phương pháp tiếp cận dựa vào rủi ro sẽ cho phép kiểm soát nội bộ điều chỉnh công việc kiểm soát tới những vùng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất.
Chuẩn mực kiểm soát nội bộ cũng hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch kiểm soát trên cơ sở rủi ro và việc này phải được thực hiện 1 quý 1 lần ít để lựa chọn ưu tiên trong kiểm soát sao cho phù hợp với mục tiêu của IB IFMC Investment Group Trưởng nhóm kiểm soát nội bộ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch này, trên cơ sở xem xét khung quản lý rủi ro của IB IFMC Investment Group. Nếu không có khung quản trị rủi ro thì Trưởng kiểm soát nội bộ sử dụng các nhận xét của mình về rủi ro sau khi tham vấn với HĐQT và BGĐ.
Cho đến nay, kiểm soát nội bộ định hướng theo rủi ro là sự gắn kết giữa kiểm soát nội bộ với khung quản trị rủi ro toàn diện của tổ chức, cho phép kiểm soát nội bộ có thể cung cấp một sự đảm bảo với Hội đồng quản trị rằng, quá trình quản trị rủi ro đang được thực hiện một cách hiệu quả phù hợp với khẩu vị rủi ro của IB IFMC Investment Group.
Bước 5: Phương pháp kiểm soát cơ bản
1. Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát
Phương pháp này là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động, để phát hiện ra những thay đổi trọng yếu, những biến động bất thường và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến, tìm ra những khoản mục, nội dung có rủi ro lớn. Phương pháp phân tích bao gồm những so sánh chủ yếu sau:
- Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu (còn gọi là phân tích ngang). Phương pháp này đơn giản nhưng không thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Ví dụ như:
- So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau.
- So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, số liệu dự toán
- Phân tích một số liệu kỳ này thành các số liệu chi tiết để so sánh
- Phân tích tỷ suất (còn gọi là phân tích dọc) bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau. Tuỳ theo kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, nhân viên kiểm soát nội bộ có thể tính toán, phân tích nhiều mặt một số tỷ suất cần thiết cho việc nhận xét của mình.
2. Phương pháp cân đối
Là phương pháp dựa trên các cân đối phương trình kế toán và các cân đối khác để kiểm soát các mối quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân đối đó. Các bước tiến hành phương pháp này như sau:
- Chuẩn bị xác lập các chỉ tiêu có quan hệ cân đối cần kiểm soát và xác định phạm vi, nguồn tài liệu, chứng từ cần thu thập.
- Thực hiện thu thập các tài liệu, chứng từ… tương ứng với nội dung của các cân đối và tổng hợp đối chiếu lên bảng cân đối thử để tìm ra những quan hệ kinh tế, tài chính… bị mất cân đối hoặc có những biểu hiện bất thường khác.
- Sau khi thu thập bằng chứng: Phân tích, tìm nguyên nhân của những mất cân đối hoặc những biểu hiện bất thường. Kết luận về tính chính xác của các tài liệu, số liệu hoặc mở rộng phạm vi, điều chỉnh phương pháp thu thập bằng chứng kiểm soát khác để tìm nguyên nhân hoặc kết luận và những sai sót vi phạm của HBS được kiểm soát.
3. Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư tài khoản
- Đây là phương pháp kiểm soát nhằm kiểm tra và ghi chép từng loại hoạt động kinh doanh của IB IFMC Investment Group . Phương pháp này thích hợp để kiểm tra các loại nghiệp vụ có tính chất không phức tạp, hoặc những bộ phận, những khoản mục “nhạy cảm” trong kinh doanh như tiền mặt, chứng khoán…).
- Phương pháp này không thích hợp với quy mô hoạt động và khối lượng giao dịch chứng khoán nhiều. Đối với các trường hợp này, kiểm soát viên không kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ và các số dư tài khoản mà thực hiện kiểm tra chi tiết chủ yếu dựa trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ cùng loại, trong đó, kỹ thuật lấy mẫu kiểm soát không những được sử dụng để thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản mà còn được dùng để thử nghiệm chi tiết các loại kiểm soát của đơn vị, đó là phương pháp kiểm soát tuân thủ.
Ưu điểm của loại thử nghiệm này là kiểm tra trực tiếp trên tài liệu, số liệu kế toán của nghiệp vụ, khoản mục, nên bằng chứng thu thập được có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là rất tốn kém, bằng chứng thu được là của quá khứ, không xét đến các rủi ro có thể xảy ra do mối liên hệ giữa các mảng hoạt động khác nhau (tính hệ thống), do vậy, không rút ra được kết luận về tổng thể hoạt động.
Hai thử nghiệm hệ thống và cơ bản có quan hệ bổ sung cho nhau, và trên thực tế kiểm soát viên thường áp dụng phối hợp cả hai. Vấn đề là tỷ trọng mỗi phương pháp là bao nhiêu thì cần tuỳ thuộc vào từng chứng trình kiểm soát cụ thể.
Về cơ bản, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ cho từng mặt nghiệp vụ được kiểm soát viên đánh giá là vững mạnh thì tỉ trọng của thử nghiệm kiểm soát cơ bản sẽ được giảm đi và ngược lại. Tức là, thông qua nghiên cứu HTKS NB, kiểm soát viên sẽ dự kiến rủi ro kiểm soát, từ đó đi đến quyết định sử dụng phương pháp kiểm soát nào, hay nếu có kết hợp thì tỉ lệ là bao nhiêu để đảm bảo hiệu quả kiểm soát cao nhất.
Bước 6: Lập báo cáo kiểm soát nội b [PN2] ộ
Trong báo cáo kiểm soát cần đề cập đến các nội dung sau: (1) Thông tin khái quát và tóm tắt về phòng/nghiệp vụ; (2) Mục tiêu của cuộc kiểm soát; (3) Phạm vi kiểm soát; (3) Tổng hợp các bằng chứng kiểm soát; (4) Ý kiến kiểm soát nội bộ.
Báo cáo kiểm soát nội bộ cần đảm bảo chính xác, khách quan, rõ ràng, mang tính xây dựng, hoàn chỉnh và đúng hạn. Các vấn đề ghi nhận từ quá trình kiểm soát là cơ sở cho các kết luận và kiến nghị của kiểm soát nội bộ và cần được đưa vào báo cáo kiểm soát nội bộ. Ghi nhận và kiến nghị kiểm soát thường đi kèm với việc so sánh giữa thực tế thực hiện với các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thị trường, giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh; quản lý danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp; ứng trước tiền bán chứng khoán, ký quỹ, lưu ký chứng khoán. Dù có sự khác biệt hay không thì đó cũng sẽ là cơ sở để xây dựng báo cáo kiểm soát nội bộ.
Cuối cùng, kiểm soát viên nội bộ phải đưa ra kết luận và ý kiến của mình. Đây là những đánh giá về ảnh hưởng của các vấn đề ghi nhận và ý kiến đối với các hoạt động được rà soát. Kết luận có thể cho toàn bộ phạm vi kiểm soát hoặc của từng lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể. Ý kiến kiểm soát có thể bao gồm đánh giá tổng quan về công tác kiểm soát hoặc về lĩnh vực được rà soát, hoặc có thể chỉ về một số công tác kiểm soát, hay các lĩnh vực kiểm soát nhất định.
- Kiến nghị được đưa ra dựa trên các vấn đề ghi nhận và kết luận, yêu cầu khắc phục và cải thiện các vấn đề đó.
- Kiến nghị có thể đề xuất phương pháp khắc phục hoặc biện pháp tăng cường hoạt động cũng như những hướng dẫn cho Ban lãnh đạo IB IFMC Investment Group đạt được kết quả mong muốn.
- Kiến nghị đưa ra có thể cho các vấn đề tổng quan hoặc cho các vấn đề cụ thể. Ví dụ trong một số trường hợp, kiến nghị có thể gợi ý các hành động chung và đề xuất các hoạt động triển khai cụ thể.
Trong các trường hợp khác, kiến nghị chỉ đề xuất tiến hành điều tra hoặc nghiên cứu thêm.
Báo cáo kiểm soát nội bộ cần nêu lên các hoạt động cải tiến đã được các phòng/ban thực hiện, đề cập tới những kết quả IB IFMC Investment Group, những kế hoạch đạt được kể từ đợt kiểm soát trước, hoặc thiết lập hoạt động kiểm soát chặt chẽ hơn. Báo cáo kiểm soát nội bộ cần trình bày ý kiến IB IFMC Investment Group về các kết luận, ý kiến, và/ hoặc kiến nghị của kiểm soát viên. Trong trường hợp kiểm soát nội bộ và tổ chức không thống nhất về kết quả kiểm soát, báo cáo có thể trình bày tình trạng và nguyên nhân của sự bất đồng. Ý kiến phản hồi của IB IFMC Investment Group có thể được trình bày trong phần chính hoặc phần phụ lục của báo cáo.
Bước 7: Giám sát sau kiểm soát nội bộ
Trưởng kiểm soát nội bộ phải thiết lập và duy trì một hệ thống giám sát và đảm bảo rằng, hoạt động quản lý đã được thực hiện hiệu quả cũng như kết quả của các giao dịch theo thoả thuận với khách hàng. Nếu quyết định về rủi ro đó không được giải quyết thì phải báo cáo cho cấp cao nhất là Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông. Do đó, các công việc cần làm là:
- Yêu cầu các phòng/ban được kiểm soát báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm soát nội bộ
- Tiến hành phúc tra việc thực hiện kiến nghị tại các phòng/ban nghiệp vụ được kiểm soát.
3. Quy trình Kiểm soát tiền mặt và tài khoản ngân hàng [PN3]
Bước 1: Kiểm soát tiền mặt
Rủi ro: Tiền mặt có thể bị sử dụng sai mục đích hoặc mất cắp.
Giải pháp: Nên có một hệ thống như là sổ quỹ để hàng ngày thủ quỹ ghi chép thu và chi tiền mặt. Ngoài ra, tiền mặt chỉ được rút ra khỏi quỹ khi có phiếu chi được phê duyệt và thu tiền mặt phải đi kèm với phiếu thu được phê duyệt.
Nên có hạn mức thanh toán tiền mặt và mọi khoản thanh toán vượt quá một mức nhất định phải được thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Vào một thời điểm chỉ nên có một người tiếp cận tiền mặt và tiền mặt phải được cất giữ trong hộp có khoá.
Bút toán giao dịch tiền mặt phải được một nhân viên riêng biệt lập và nhân viên này không được tiếp cận hoặc có chức năng trông giữ tiền mặt. Số dư tiền mặt trên sổ cái cần được đối chiếu hàng ngày với sổ quỹ tiền mặt do thủ quỹ lập.
Bước 2: Đối chiếu ngân hàng
Rủi ro: Vimedimex có thể không ngăn chặn hoặc phát hiện kịp thời các khoản chuyển khoản hoặc rút tiền ngân hàng có gian lận hoặc có lỗi.
Giải pháp: Kế toán ngân hàng nên thực hiện việc đối chiếu số dư trên sổ phụ ngân hàng với số dư trên sổ sách kế toán của Vimedimex. Việc đối chiếu này nên được một người có thẩm quyền kiểm tra và người này không được tham gia vào việc xử lý hoặc hạch toán thu chi tiền.
Ngoài ra, việc đối chiếu này nên được tiến hành định kỳ, ít nhất là hàng tháng. Bất kỳ chênh lệch nào cũng nên được đối chiếu với các khoản tiền gửi chưa được ngân hàng xử lý hoặc các séc đã phát hành nhưng chưa trình ngân hàng và bất kỳ khoản mục nào không đối chiếu được cần phải báo cáo ngay cho Kế toán Trưởng hoặc Giám đốc Tài chính, PTGĐ phụ trách tài chính để có biện pháp xử lý.
Bước 3: Kiểm soát nhân viên thực hiện việc chuyển khoản/rút tiền ngân hàng mà không được phép
Rủi ro: GĐ hoặc PGĐ được ủy quyền ký duyệt cho tài khoản ngân hàng của Vimedimex có thể chỉ thị việc chuyển khoản hoặc rút tiền cho mục đích không được phép. Một cách khác là nhân viên có thể có được chữ ký có thẩm quyền cho việc chuyển khoản hoặc rút tiền ngân hàng do người có thẩm quyền ký duyệt không để ý kỹ đến chứng từ mà người đó ký.
Giải pháp: Vimedimex áp dụng một cách thực đòi hỏi nhiều chữ ký cho việc chuyển tiền vượt quá một khoản nào đó – chẳng hạn như một chữ ký của Kế toán Trưởng/Giám đốc Tài chính và một chữ ký của Tổng Giám đốc.
Mọi chuyển khoản chỉ được phê duyệt khi các chứng từ kế toán được trình lên người có thẩm quyền phê duyệt. Các chứng từ này bao gồm: (1) phiếu đề nghị mua hàng được phê duyệt; (2) đơn đặt hàng được nhà cung cấp chấp thuận và hợp đồng mua hàng, nếu có; (3) biên bản giao hàng hoặc bằng chứng về việc thực hiện dịch vụ, khi phù hợp.
4. Quy trình Kiểm soát hệ thống thông tin [PN4]
Bước 1: Uỷ quyền tiếp cận tài liệu của IB IFMC Investment Group
Rủi ro: Dữ liệu kế toán và tài liệu của IB IFMC Investment Group (hồ sơ khách hàng, đăng ký tài sản, hồ sơ nhân viên,…) có thể bị sửa đổi, sao chụp, sử dụng theo cách bất lợi hoặc bị ai đó không có thẩm quyền phá huỷ.
Giải pháp: Từng người sử dụng máy tính cần có một tài khoản người sử dụng và mật khẩu duy nhất và bất kỳ phần mềm nào cũng cần được thiết kế để vận hành với đúng tài khoản người sử dụng đó. Các phần mềm cụ thể cũng nên được thiết kế theo cách mà những người sử dụng cụ thể được trao quyền sử dụng một phần hoặc tất cả phần mềm, hoặc tiếp cận một phần hoặc toàn bộ hồ sơ dữ liệu.
IB IFMC Investment Group có chính sách rõ ràng bằng văn bản về điều này và chính sách này nên được Cán bộ Quản lý IT hoặc một người khác có thẩm quyền lưu giữ và thực hiện. Sổ ghi người sử dụng máy tính và các phần mềm cần được kích hoạt khi có thể. Những người sử dụng thường xuyên không được phép có khả năng xoá hoặc sửa đổi sổ ghi (nghĩa là họ không được có quyền của cán bộ quản lý IT). Định kỳ IB IFMC Investment Group nên tiến hành kiểm tra độc lập về các sổ ghi để xác định những người sử dụng không được phép.
Bước 2: Bảo vệ cơ sở dữ liệu và tài liệu của IB IFMC Investment Group Rủi ro: Các tệp tin dữ liệu, tài liệu của IB IFMC Investment Group và phần mềm độc quyền của IB IFMC Investment Group có thể bị hư hỏng do cháy, hỏng phần cứng, do những hành động phá hoại hay ăn cắp.
Giải pháp : Các tệp tin và bản ghi cần được thường xuyên lập bản sao dự phòng, tốt nhất là hàng ngày nhưng nhất định không được ít hơn mức hàng tuần. Trong điều kiện lý tưởng nên có 2 tệp tin dự phòng hoặc nhiều hơn nữa, một tệp tin cất giữ an toàn ở văn phòng và một tệp tin cất giữ an toàn ngoài văn phòng.
Quy trình lập bản sao dự phòng phải được kiểm tra định kỳ và nên có một kế hoạch chi tiết cho việc phục hồi trong trường hợp tệp tin dữ liệu chính bị hỏng hoặc một trong những tệp tin dự phòng bị hỏng. Các dữ liệu quan trọng nên được cất giữ ở máy chủ trung tâm, hoặc hệ thống lưu giữ mạng, và không nên lưu giữ ở các máy tính riêng lẻ.
Điều này là rất quan trọng vì các đĩa cứng riêng lẻ dễ bị hỏng hóc, dẫn đến mất toàn bộ dữ liệu trên các đĩa cứng đó. Máy chủ và hệ thống lưu giữ mạng nên sử dụng RAID hoặc các hệ thống khác để ngay cả khi một đĩa cứng bị hỏng, dữ liệu cũng không bị mất. Máy chủ tệp tin trung tâm, hệ thống lưu giữ liên quan đến mạng, và các đĩa dự phòng nên được để ở nơi an toàn, có khóa và chỉ một số người hạn chế có thể tiếp cận.
Bước 3: Bảo vệ hệ thống máy tính
Rủi ro: Phần cứng, phần mềm và các tệp tin dữ liệu có thể bị hỏng do việc sử dụng trái phép hoặc do tin tặc, do cài đặt phần mềm không đăng ký, hoặc do virus phá hoại.
Giải pháp: IB IFMC Investment Group nên cài đặt phần mềm diệt virus trên tất cả các máy tính và thực hiện quy định là định kỳ chạy và cập nhật phần mềm này. Phần mềm diệt virus nên được thiết kế để quét tất cả các tệp tin Vimedimex nhận qua email hoặc mở ra.
IB IFMC Investment Group quy định không được chạy phần mềm nào chưa cài đặt, không có bản quyền hoặc phần mềm tự chạy mà không được sự phê chuẩn bằng văn bản của cán bộ quản lý IT hoặc cấp quản lý phù hợp.
Trong khi đó, người sử dụng bình thường mà dùng máy chạy trên môi trường Windows chỉ nên có quyền của “người sử dụng” để họ không thể cài đặt các phần mềm vào máy tính của họ. Theo cách này, chỉ cán bộ quản lý IT mới có thể cài đặt phần mềm vào các máy tính.
Nếu Vimedimex có hệ thống mạng máy tính mà kết nối với Internet thì Vimedimex bắt buộc phải có bức tường lửa giữa mạng của IB IFMC Investment Group với internet. Nếu các máy tính đơn lẻ kết nối trực tiếp với internet, thì từng máy tính nên có bức tường lửa cho phần mềm cài đặt trong từng máy và cần được thiết kế chính xác.
5. Quy trình kiểm tra, rà soát tài khoản trên Bảng cân đối kế toán [PN5]
Bước kiểm tra tài khoản |
Quy định rà soát tài khoản trên Bảng cân đối kế toán |
Kết quả kiểm tra rà soát tài khoản |
Bước 1: Kiểm tra Nhật ký chung |
Mở báo cáo nhật ký chung và lọc các bút toán đối ứng xem có bút toán nào bất thường không . Đảm bảo số tổng trên bảng cân đối tài khoản bằng số tổng trên sổ nhật ký chung. - Nhật ký chung: rà soát lại các định khoản kế toán xem xét đã định khoản đối ứng Nợ - Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở NKC = tổng phát sinh ở BCĐTK - Bảng cân đối tài khoản: Tổng số Dự Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang, Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ= Tổng phát sinh ở NKC trong kỳ, Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ; Nguyên tắc Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có |
|
Bước 2: Kiểm tra Tài khoản 111 |
+ Tài khoản 1111 tiền mặt: Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt; - Số Phát sinh Nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt, - Số dư Nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt
+ Đảm bảo không âm tại mọi thời điểm |
|
Bước 3: Kiểm tra Tài khoản 112 |
1. Tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng - Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê; - Số Phát sinh Nợ Có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê, - Số dư Nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê. - Mỗi ngân hàng là một tài khoản chi tiết ví dụ: 1121 ngân hàng AgrIB IFMC Investment Group ank, 1122 ngân hàng á châu….. + Đảm bảo khớp đúng sổ chi tiết với sổ cái
+ Đảm bảo khớp đúng sổ chi tiết với sổ phụ
ngân hàng + Đảm bảo báo cáo đầy đủ các tài khoản mở tại các ngân hàng kể cả ngân hàng ít giao dịch + Đảm bảo không âm tại mọi thời điểm 2. Chứng từ ngân hàng: Chú ý các trường hợp chuyển khoản cho hóa đơn > 20.000.000 đồng - In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ: Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng - Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn - Ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 đồng hoặc chuyển khoản - Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính - Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm. - Vừa phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền, vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng kế toán thường hoạch toán râu ông này cắm cằm bà kia 3. Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán như sau: - Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ
- Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang
tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ - Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ |
|
Bước 4: Kiểm tra Tài khoản 131 |
+ Đảm bảo số dư chính xác và đã được đối
chiếu với khách hàng + Đảm bảo tổng công nợ chi tiết bằng tổng công nợ tổng hợp + Nếu có công nợ bằng ngoại tệ đảm bảo không có khách hàng nào hết số dư nguyên tệ mà vẫn còn số dư quy đổi hoặc ngược lại + Đảm bảo tách bạch dư Nợ và dư Có trên báo cáo chứ không bù trừ cho nhau + Kiểm tra những khách hàng có số dư đầu năm và cuối năm bằng nhau + Kiểm tra không có nhà cung cấp nào bị tạo trùng mã + Tài khoản 1331: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, (Hoặc chỉ tiêu 23, 24, 25 trên Tờ khai 01/GTGT) - Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn đượ c khấu trừ kỳ trước chuyển sang ; - Số Phát sinh Nợ Có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO (Hoặc chỉ tiêu 23, 24, 25 trên Tờ khai 01/GTGT) - Kiểm tra số lượng hóa đơn đầu vào có khớp số lượng hóa đơn đầu vào đã kê khai trên phụ lục phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, có mất mát hay thiếu hụt tờ nào hay không - Kiểm tra Số tiền hàng và Tiền thuế trên hóa đơn có khớp với tờ khai không = > Nếu bị sai phải kê khai điều chỉnh bổ sung trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế để điều chỉnh bổ sung một cách kịp thời, kèm theo biên bản giải trình sẵn tránh tình trạng sau này sai sót từ những năm trước đó bây giờ kiểm tra sẽ quên hết tất cả, tránh bị luống cuống, lo lắng lúc này đây chính là cẩm nang giải cứu của bạn - Kiểm tra kỹ các hóa đơn > 20.000.000 đồng có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hay không: Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Ủy nhiệm chi... - Những tháng, quý khai báo sai khi so sánh thì số dư TK 1331 cuối tháng, quý có thể lệch với chỉ tiêu của tờ khai lúc này ko căn cứ tờ khai để kiểm tra đối chiếu mà căn cứ vào tờ khai điều chỉnh để làm căn cứ đối chiếu số dư, sang tháng, quý phát hiện sai sót nhớ điểu chỉnh chênh lệch vào chỉ tiêu v à để điều chỉnh lại lúc này sẽ khớp lại tờ khai bình thường. - Lọc những hóa đơn nào > 20.000.000 đồng ghi chú lại thanh toán chuyển khoản UNC ngày tháng năm nào - Kiểm tra lại đối chiếu lại và pho tô hoặc kẹp UNC vào các hóa đơn đầu ra vào các hóa đơn đầu vào > 20.000.000 đồng , kiểm tra việc chuyển tiền cho khách có đúng hạn hợp đồng thanh toán, có đúng tài tài khoản của khách hàng, kiểm tra hình thức thanh toán đã đúng chưa. - Kiểm tra từng hóa đơn với bảng kê của hai phụ lục ra và vào xem có kê khai sai chổ nào: Tay trái cầm hóa đơn để bên trái, còn bên phải để bảng kê tay phải cầm viết chì dò cái nào sai nghi nghờ ghạch đánh đấu, cái nào ok chếch dấu “V” hoặc “–“ làm lần lượt 12 tháng. |
|
Bước 5: Kiểm tra Tài khoản 133 |
+ Đảm bảo số dư Nợ bằng chỉ tiêu 43 trên tờ khai VAT tháng 12 hoặc tờ khai VAT quý IV.Trường hợp không khớp đúng cần tìm nguyên nhân và điều chỉnh nếu cần thiết + Đảm bảo tổng phát sinh nợ trên 133 bằng tổng các chỉ tiêu 24 trên tờ khai các tháng hoặc hoặc quý cộng lại.Trường hợp không khớp đúng cần tìm nguyên nhân. + TK 1331: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO; + Số dự nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang; + Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Sổ phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO + Tài khoản 33311: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO; +Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳTK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang; + Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO; + Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => nộp thuế thì số dự cuối kỳ Có TK 33311 = chỉ tiêu tờ khai thuế tháng đó + Nếu còn được khấu trừ tức đầu ra < đầu vào => thuế còn được kháu trừ kỳ sau chỉ tiêu = số dư đầu kỳ Nợ TK 1331, số dư Cuối kỳ Nợ 1331 = chỉ tiêu |
|
Bước
6: Kiểm tra Tài khoản HTK |
+ Đảm bảo tổng số chi tiết bằng số tổng hợp + Số dư đầu kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn đầu kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn + Số Phát sinh Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Nhập trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn + Số Phát sinh Có Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Xuất trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn + Số dư cuối kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn cuối kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn - Kiểm tra các hóa đơn về hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào hóa đơn có lập đầy đủ phiếu nhập kho, số lượng, thành tiền của phiếu nhập kho có khớp với hóa đơn không. - Kiểm tra có đầy đủ chứ ký tá đầy đủ giữa người giao người nhận hay không - Có lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng tháng hay không, có sổ thẻ kho chi tiết cho các hàng hóa hay không? - Hàng hóa có bị âm kho hay không, có xuất nhầm hoặc xuất những măt hàng không có trong kho không? |
|
Bước 7: Kiểm tra Tài khoản 242 |
+ Đảm bảo số dư Nợ trên 242 bằng giá trị chi phí trả trước chưa phân bổ trên bảng phân bổ chi phí trả trước hoặc bằng số còn lại trên bảng sổ theo dõi công cụ dụng cụ + Đảm bảo không âm tại mọi thời điểm |
|
Bước 8: Kiểm tra Tài khoản 211; 214 |
+ Đảm bảo số dư Nợ bằng giá trị cột nguyên
giá trên bảng khấu hao 1. Số tiền phân bổ tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên số cái tài khoản 242, 214 - Kiểm tra xem có lập bảng phân bổ hàng tháng hay không? - Số tiền phân bổ trên sổ sách có khớp với trên bảng phân bổ hay không? Khớp phát sinh trong kỳ = TK 242,214 , khớp số dư cuối kỳ TK 242 với giá trị còn lại cần phân bổ của bảng phân bổ 242 - Kiểm tra xem số năm phân bổ của công cụ dụng cụ có đúng với thời gian tối đa 36 tháng theo quy định về phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, hay phân bổ thời gian dài hơn so với quy định - Đối với tài sản công cụ dụng cụ có thông qua tài khoản 153 trung gian hay không? Hay đưa thẳng vào tài khoản 242 + Hoach toán : Theo chuẩn mực kế toán - Khi mua: Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331 - Kết chuyển sử dụng: Nợ TK 242/ Có TK 153 - Phân bổ hàng kỳ: Nợ 627,641,642/ Có ,242 + Hoach toán : Có những kế toán thường làm tắt không qua tài khoản 153 với lý do mua về dùng luôn nên ko nhập kho nên ko đưa vào 153 về mặt nguyên lý kế toán không phù hợp nhưng về mặt giá trị phân bổ bản chất vẫn là qua 242 nên người ta mua về làm ngay bút toán tắt. Việc hoạch toán như vậy làm người xem ko thể biết đâu là dòng tiền chi đâu là tài sản chờ phân bổ. - Khi mua: Nợ TK 242,1331/ có TK 111,112,331 - Phân bổ hàng kỳ: Nợ 627,641,642/ Có 242 Lưu ý: với công cụ dụng cụ nhập kho thì cuối kỳ tài khoản 153 vẫn có số dư bình thường giống với hàng tồn kho 152,156,155 - Việc phân bổ hàng tháng phải căn cứ vào bảng phân bổ: 2. Bảng phân bổ 242, 214: Phân bổ công cụ dụng cụ, tài sản cố định phương pháp 02: - Phân bổ CCDC - Phân bổ cp ngắn và dài hạn - Khấu hao tài sản cố định |
|
Bước 9: Kiểm tra Tài khoản 331 |
+ Đảm bảo số dư chính xác và đã được đối chiếu với nhà
cung cấp 1. TK 131 phải thu khách hàng: TK 131 số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 131 trên BCĐKT thuộc khoản phải thu TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 313 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả 2. TK 331 phải trả người bán: TK 331 số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên BCĐKT trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu TK 331 số dư CÓ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả - Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ công nợ thì phải có văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên cái này công ty nhà nước hay làm còn tư nhân thì hay bỏ qua bước này 3. Thủ tục cấn trừ công nợ giữa hai đối tượng vừa là người mua đồng thời cũng là người bán + Bảng đối chiếu công nợ + Biên bản thỏa thuận về việc cấn trừ công nợ với nhau + Hoạch toán: Nợ 331/ có TK 131* để cấn trừ công nợ lẫn nhau - Cuối năm phải lập biên bản đối chiếu công nợ với các công ty Mua và Bán hàng có ký tá đóng đấu xác nhận của hai bên cái này đặc biệt quan trọng nếu công ty nào có kiểm toán vào kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp nên những công ty nào có kiểm toán ghé thăm họ thường cuối năm sẽ làm bảng đối chiếu công nợ Fax và gủi sang đóng dấu xác nhận rùi mới lên báo cáo tài chính đó là tính thận trọng cần thiết trong nghề nghiệp - Nếu trên bảng tổng hợp công nợ Tài khoản 131 và Tài khoản 331: vừa có số dư Bên Nợ + số Dư Bên Có mà khi nhìn lên bảng cân đối phát sinh lại chỉ có số dư một bên thì chứng tỏ kế toán đã ko hiểu tính chất lưỡng tính của hai tài khoản này nên mới để cấn trừ nhau - Khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp thường cán bộ thuế thường hay chú ý Bên Có TK 131 và Bên Có TK 331: + Bên Có TK 131 phải xem tại sao chưa xuất hóa đơn |
|
Bước 10: Kiểm tra Tài khoản 333 |
+ Đảm bảo khớp đúng công nợ từng loại thuế với thông
báo thuế cuối năm + Tài khoản 33311: S ố tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA, - Số dư Có đầu kỳ sổ cái TK 33311 = Số dư Có đầu kỳ TK 33311 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT phải nộp của tờ khai thuế = Chỉ tiêu trên tờ khai thuế; là số thuế phải nộp trong tháng kê khai - Kiểm tra số lượng hóa đơn đầu ra có khớp số lượng hóa đơn đầu ra đã kê khai trên phụ lục phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA, có mất mát hay thiếu hụt tờ nào hay không - Kiểm tra Số tiền hàng và Tiền thuế GTGT trên hóa đơn và trên Tờ khai có khớp chưa? Nếu có sai sót thì phải kê khai điều chỉnh bổ sung - Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => Nộp thuế thì số dư cuối kỳ Có TK 33311 = Chỉ tiêu [40] tờ khai thuế tháng, quý đó - Nếu còn được khấu trừ tức đầu ra < đầu vào = > Thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu = số dư đầu kỳ Nợ TK 1331, số dư Cuối Kỳ Nợ 1331 = chỉ tiêu - Kiểm tra báo cáo sử dụng hóa đơn BC26 số lượng hóa đơn đầu ra đã sử dụng có khớp với số lượng trên BC26, hóa đơn xóa bỏ có khớp, các biên bản thu hồi, xóa bỏ xuất thay thế có đầy đủ - Hàng kỳ có nộp báo có sử dụng hóa đơn đầy đủ hay không, kiểm tra có lập thông báo phát hành hóa đơn đầy đủ thủ tục hay không? - Kiểm tra các bút toán kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ hàng tháng có đúng không quy luật chung như sau không: + Kết chuyển VAT được khấu trừ: Nếu đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331 > phát sinh 33311 => lấy phát sinh 33311 Nếu đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331 < phát sinh 33311 => lấy đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331 => Nguyên tắc là cái nào có giá trị thấp hơn thì lấy giá trị nhỏ - Về hóa đơn chứng từ: kiểm tra xem các thông tin trên hóa đơn có chính xác, tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, nội dung hàng hóa, số lượng, thành tiền, và thuế có bị sai theo quy định sử dụng hóa đơn không - Nếu trong năm có phát sinh Dư Nợ TK 1331 và Dư Có TK 33311 đừng lấy gì làm ngạc nhiên |
|
Bước 11: Kiểm tra Tài khoản 334 |
1. Đảm bảo 334 = 0 nếu công ty không còn nợ lương tại thời điểm 31/12 - Số dư Cợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư Cợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, - Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), - Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ (bảo hiểm) + tạm ứng; - Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh. - Kiểm tra các bút toán hoạch toán tiền lương có khớp với sổ sách không - Chứng từ ký tá có đầy đủ - Có đăng ký mã số thuế TNCN để cuối năm làm quyết toán hay không, lương thời vụ dưới 03 tháng mỗi lần chi trả có giữ lại 10% hay không - Các khoản phụ cấp có khớp với các khoản phụ cấp trên bảng lương hay không - Khi tăng lương có lập phụ lục hợp đồng và quyết định tăng lương hay không - Phải phân biệt các khoản nào được miến thuế TNCN khi quyết toán, khoản nào chị thuế TNCN: 2. Lương, thưởng: + Hợp đồng lao động + chứng minh thư phô tô + Bảng chấm công hàng tháng + Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó + Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi + Tất cả có ký tá đầy đủ + Thang bảng lương. + Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN), Danh sách MST người phụ thuộc + Hồ sơ của người lao động đầy đủ thì càng tốt + Tờ khai: Quyết tóan thuế TNCN cuối năm + Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh + Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có + Về tiền ăn giữa ca: nếu không vượt quá 730.000đ/tháng thì đều là chi phí hợp lý. Chú ý: - Nếu ký hợp đồng dưới 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có cách lập bản cam kết 02 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN, ước tính tổng thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức nộp thuế và chỉ có thu nhập 1 nơi)
- Nhưng ký > 1 tháng lại rơi vào ma trận
của BHXH + Bản cam kết 02 chỉ có tác dụng tại thời điểm người lao động làm việc cho Vimedimex đã có MST ví dụ một trường hợp bị truy thu thếu TNCN như sau: nhân viên làm từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2018 nhưng phải đến tháng 12/2018 kế toán mới đăng ký MST TNC cho họ thì sau này cơ quan thuế cũng truy thu 10% khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp. + Bản cam kết 02 chỉ có tác dụng lá bùa chắn khi cá nhân đó chỉ có thu nhập duy nhất một nơi. + Trong năm nếu cá nhân trong Vimedimex không phát sinh thuế TNCN do mức lương chưa đến mức phải nộp thì kế toán vẫn phải quyết toán thuế TNCN cho họ, có nhiều kế toán trưởng không phát sinh thuế TNCN nên ko làm quyết toán thuế TNCN năm. |
|
Bước 12: Kiểm tra Tài khoản 338 |
+ Đảm bảo công nợ khớp đúng với thong báo bảo hiểm
tháng 12 (C12) Kiểm tra TK 3383, 3384, 3386: Kế toán kiểm tra số tiền BHXH cuối kỳ chưa nộp căn cứ bản thông báo của cơ quan bảo hiểm (TK 3383,4,6), kết hợp đối chiếu với số lượng lao động tăng giảm trong kỳ. |
|
Bước 13: Kiểm tra Tài khoản 341 |
+ Đảm bảo công nợ khớp đúng với số đối chiếu với ngân
hàng và các đối tác cho vay Kiểm tra số dư cuối kỳ Không có số dư bên Nợ; Đối chiếu số dư TK 341 cuối năm chi tiết cho từng cá nhân, ngân hàng… với số dư theo xác nhận của từng cá nhân, ngân hàng đó; Đã đánh giá lại khoản vay có gốc ngoại tệ hay chưa? Kiểm tra phát sinh trong kỳ Vay cá nhân đã làm hợp đồng vay chưa? Có lãi suất không? Nếu có khi trả lãi đã tính thuế TNCN hay chưa? (5%); Nếu có khoản vay dài hạn từ nước ngoài (Ngân hàng nước ngoài, Công ty mẹ...) đã làm thủ tục đăng ký với ngân hàng nhà nước hay chưa? Các khoản chi phí lãi vay có bị loại khỏi chi phí không được trừ theo thông tư 96/2015/TT-BTC và Nghị định 132/2020/NĐ-CP hay không? Note lại để loại khỏi chi phí nếu có. |
|
Bước 14: Kiểm tra Tài khoản 411, 418 |
+ Đảm bảo dư Có khớp đúng với số vốn trên đăng ký kinh
doanh Kiểm tra SD cuối kỳ: TK 411 và TK 418 không có số dư bên Nợ; Kiểm tra phát sinh trong kỳ: Trong năm đơn vị có tăng vốn hay không? Thời hạn góp vốn có đúng quy định không? Có đầy đủ bộ hồ sơ góp vốn không? Rà soát Doanh thu, giá vốn: Tài khoản về doanh thu, giá vốn ở đây là các TK 511 và TK 632 . Chi tiết kiểm tra, rà soát như sau: - Rà soát số dư cuối kỳ: Không có số dư đầu năm và cuối năm tài chính; - Rà soát phát sinh trong kỳ: Đã đối chiếu doanh thu ghi nhận trong năm trên sổ với tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý chưa? Có chênh lệch gì không? + Các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu đã được ghi nhận giá vốn đầy đủ chưa? Có nghiệp vụ nào mà giá vốn ghi nhận cao hơn doanh thu không? Giải thích. + Tham chiếu ngược lại phần hàng tồn kho để kiểm tra việc ghi nhận giá vốn đúng và đầy đủ hay chưa? |
|
Bước 15: Kiểm tra Tài khoản 421 Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối |
+Đảm bảo đầu năm đã kết chuyển từ 4212 sang
4211 - Tại thời điểm đầu năm, kế toán phải kết chuyển tài khoản từ TK 4212 sang TK 4211. - Kế toán kiểm tra việc ghi nhận đúng và đủ các nghiệp vụ phát sinh trong năm liên quan tới biến động vốn góp của chủ sở hữu, các nghiệp vụ trích lập, sử dụng các quỹ có đúng quy định và được hạch toán đúng, đủ hay không. - Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm + Trường hợp có lãi ghi: Nợ TK 4212; Có TK 4211 + Trường hợp lỗ ghi: Nợ TK 4211; Có TK 4212. |
|
Bước 16: Kiểm tra Tài khoản 511 |
+ Đảm bảo không còn số dư + Tại thời điểm cuối năm, kiểm tra xem có hóa đơn bán hàng nào cần phải xuất trong năm hay không bằng cách kiểm tra điều khoản giao hàng trong hợp đồng bán hàng, phiếu xuất kho giao hàng cho khách, ngày nghiệm thu công trình. Kế toán cần tiến hành xuất hóa đơn nếu đã thực sự chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa, công trình hay đã thực hiện xong dịch vụ cho khách hàng. Nếu nghiệp vụ ghi nhận doanh thu bị bỏ sót sang năm sau mới phát hành hóa đơn, ghi nhận bút toán thì số liệu doanh thu, công nợ trên BCTC đang bị sai lệch, đồng thời công ty phải xử lý thuế khá phức tạp ở kỳ sau. - Kế toán đồng thời kiểm tra số phát sinh có tài khoản 511, 711 với tổng chỉ tiêu {34} trên tờ khai thuế 12 tháng của năm, so sánh số phát sinh tài khoản 511 với Báo cáo theo dõi bán hàng của bộ phận Bán hàng. Nếu có sự chênh lệch, kế toán phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích được. Các khoản chi phí phát sinh trên các TK 515, 521, 711 cũng cần rà soát xem bản chất nghiệp vụ ghi nhận đã đúng quy định hay chưa và rà soát tính đúng kỳ tương tự đối với nghiệp vụ phát sinh trên TK 511. |
|
Bước 17: Kiểm tra Tài Khoản 632 giá vốn hàng bán |
+ Đảm bảo không còn số dư - Kiểm tra giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ khi xác định chi phí hợp lý - Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không? - Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa? Lưu ý: Tài khoản giá vốn hàng bán không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. |
|
Bước 18: Kiểm tra Tài khoản 635 |
+ Nhìn đến TK 635 các bạn phải xem ngay có bị dính giao dịch liên kết theo Nghị định 132/2020/NĐ hay không và đặc biệt lưu ý khi vay ngân hàng thì phải đủ 2 điều kiện sau mới bị GDLK + Khoản vay lớn hơn 25% vốn góp
+ Khoản vay chiếm trên 50%
tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn giữa các ngân hàng. ( Lưu ý các
bạn phải phân biệt thế nào là vay ngắn hạn , thế nào là vay dài hạn nhé)
+ Lưu ý tiếp theo là khoản
vay đó các bạn thế chấp bằng gì, bằng tài sản của công ty hay tài sản của bố
mẹ, anh em họ hàng, cái này rất quan trọng. Ví nếu khoản vay đó lấy tài sản
của người thân đi thế chấp thì bị dính GDLK, Còn khoản vay mà công ty các bạn
vay bằng chính hợp đồng kinh tế thì không bị tính vào GDLK. |
|
Bước 19: Kiểm tra Tải khoản 521 , 515 , 635 , 621 , 622 , 627 , 711 , 811 |
+ Đảm bảo không còn số dư đầu cuối 1. Rà soát TK doanh thu, Chi phí còn lại Các tài khoản doanh thu, chi phí còn lại là các tài khoản như: TK 521 , TK 515 , TK 635 , TK 621 , TK 622 , TK 627 , TK 711 , TK 811 Rà soát SD cuối kỳ: Các tài khoản kể trên sẽ không có số dư đầu năm và cuối năm tài chính; Rà soát phát sinh trong kỳ: Chi phí hạch toán vào những TK 641 , TK 642 , TK 811 có hợp lý không? Có chi phí nào; Các chi phí trích trước hạch toán đối với với TK 335 có căn cứ gì không? Các khoản chi phí hạch toán với TK 353 có phù hợp không có bị loại khi quyết toán thuế TNDN không? Note lại các khoản chi phí bị loại để loại khỏi chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN; 2. Rà soát TK 821| Rà soát Chi phí thuế TNDN Rà soát số dư cuối kỳ: TK 821 có số dư đầu năm và cuối năm tài chính; Rà soát PS trong kỳ: Số phát sinh bên nợ của TK này sẽ bằng số thuế phải nộp trên tờ khai quyết toán thuế TNDN |
|
Bước 20: Kiểm tra Tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ( TK 911)
|
1. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển doanh thu: Hạch toán: Nợ TK: 511, 515, 711; Có TK : 911 2. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển chi phí : Hạch toán: Nợ TK: 911; Có TK : 632, 635, 641, 642, 811 3. Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 4. Kết chuyển lãi, ghi : Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh; Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 5. Kết chuyển lỗ, ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
|
[PN1]Vẽ quy trình
[PN2]Báo cáo
[PN3]Vẽ quy trình
[PN4]Vẽ quy trình
[PN5]Vẽ quy trình + Báo cáo CĐKT, Báo cáo kiểm soát số dư cuối kỳ