SÀN Giao Dịch TMĐT VIMEFULLLAND D2C KẾT HỢP VỚI MÔ HÌNH BIM 

PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động doanh nghiệp của IB và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm). Hầu hết các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày theo định dạng nhiều năm, tạo sự dễ dàng cho việc xác định xu hướng tăng giảm.

2. Ý nghĩa của Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho nhà phân tích thông tin tài chính nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong năm của doanh nghiệp IB là bao nhiêu, đồng thời so sánh được với số liệu cùng kỳ năm trước, từ đó nắm được Doanh nghiệp IB đang gia tăng được doanh thu hay không.

nhà phân tích thông tin tài chính cũng sẽ nắm bắt được các chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là bao nhiêu như: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu, biến động so với cùng kỳ có phù hợp với mức tăng/giảm của doanh thu hay không?

Bên cạnh việc xem xét đến kết quả kinh doanh của hoạt động chính, nhà phân tích thông tin tài chính cũng cần nắm được Thu nhập khác, Chi phí khác của doanh nghiệp có chiếm tỷ trọng lớn trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay không? Từ đó sẽ nhận định được Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp IB đến từ hoạt động cốt lõi hay từ hoạt động khác. Nếu Lợi nhuận đến chủ yếu từ hoạt động chính (hoạt động cốt lõi), đây là một điều tốt, vì hiện nay, các doanh nghiệp của IB phát triển mạnh mẽ đều chỉ tập trung vào một sản phẩm chính, một sản phẩm thế mạnh từ đó dễ dàng trong việc xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.

3. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Báo cáo kết quả HĐKD và ý nghĩa của chúng

Báo cáo kết quả HĐKD thể hiện quy mô doanh thu, khả năng tạo ra lợi nhuận. Do đó, các chỉ tiêu tài chính sẽ cung cấp các thông tin sau: (1) Tỷ trọng các cấu phần: Chỉ ra tỷ trọng các cấu phần ảnh hưởng đến độ lớn hay nhỏ của lợi nhuận. Từ đó tìm ra điểm không hợp lý cần điều chỉnh tăng, giảm ở đâu để đạt lợi nhuận kỳ vọng; (2) Khả năng trang trải lãi vay: Cho biết khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận; (3) Mức độ hiệu quả: Cho biết mức độ hiệu quả của của hoạt động kinh doanh trên doanh thu, trên số vốn đầu tư.

Các chỉ số tài chính liên quan Báo cáo kết quả HĐKD, ý nghĩa và cách tính:

3.1. Nhóm chỉ số chi phí

 

TT

Nội dung chỉ số

Ý nghĩa

Cách tính

ĐV

1

Giá vốn trên Doanh thu thuần

Thể hiện chi phí tạo ra doanh thu ( CP sản xuất, giá mua) chiếm bao nhiêu % doanh thu

(Giá vôn/Doanh thu)*100

%

2

Chi phí lãi vay trên Doanh thu thuần

Thể hiện chi phí lãi vay chiếm bao nhiêu % doanh thu

(Chi phí lãi vay/Doanh thu)*100

3

Chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

Thể hiện chi phí bán hàng chiếm bao nhiêu % doanh thu

(Chi phí hán hàng/Doanh thu)*100

4

Chi phí quản lý trên doanh thu thuần

Thể hiện chi phí quản lý chiếm bao nhiêu % doanh thu

(Chi phí quản lý/Doanh thu)*100

 

Để tăng lợi nhuận thông thường phương án đề ra là cắt giảm chi phí. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh ổn định, quy mô doanh thu được duy trì, IB càng tiết giảm chi phí thì lợi nhuận đạt được càng cao. 

Trong một số trường hợp, IB mở rộng hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị tuyệt đối của doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhưng để tăng được lợi nhuận thì mức độ tăng chi phí cần thấp hơn tăng doanh thu. 

3.2. Nhóm chỉ số thanh toán

TT

Nội dung chỉ số

Tiêu chuẩn

Ý nghĩa

Cách tính

ĐV

1

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

001

Khả năng trả lãi vay trong kỳ bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay

( Lãi vay + LN trước thuế)/ Lãi vay

Lần

 

IB cần đạt Lợi nhuận trước thuế phải >=0 thì chỉ số khả năng thanh toán lãi vay mới đạt tiêu chuẩn >=1, chứng tỏ doanh nghiệp của IB đi vay trong khả năng của mình. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay càng lớn thể hiện dấu hiệu hoạt động kinh doanh càng tích cực. 

Lợi nhuận trước thuế dương, kết hợp với việc thu tiền hàng kịp thời từ khách hàng sẽ giúp công ty có dòng tiền để chủ động trả lãi vay cũng như gốc vay đến hạn.

3.3. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 

 

4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

4.1. Các chỉ tiêu phân tích

a) Các chỉ tiêu thanh toán: (1) Khả năng thanh toán hiện thời; (2) Khả năng thanh toán nhanh; (3) Khả năng thanh toán tức thời; (4) Khả năng thanh toán lãi vay

b) Các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn và tài sản: (1) Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn; (2) Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn; (3) Hệ số nợ; (4) Hệ số vốn chủ sở hữu; (5) Hệ số tự tài trợ tài sản

c) Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động: (1) Vòng quay hàng tồn kho; (2) Vòng quay khoản phải thu; (3) Vòng quay tài sản ngắn hạn; (4) Vòng quay tổng tài sản

d) Các chỉ tiêu về lợi nhuận: (1) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS); (2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); (3) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

4.2. Các bước phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp IB

Bước 1: Chọn chỉ tiêu phân tích: Đầu tiên cần phải chọn ra các chỉ tiêu cần phân tích là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến những chỉ tiêu đó là gì? Doanh thu, chi phí hay lợi nhuận.

Bước 2: Phân tích hiện trạng: Ở bước này cần phải nên khái quát tình hình của công ty thông qua “ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bảng cân đối kế toán” doanh nghiệp của IB, đồng thời phân tích những chỉ tiêu tài chính liên quan đến lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Phân tích xem doanh nghiệp của IB hoạt động hiệu quả hay chưa. Ngoài ra cần phân tích và theo dõi tình hình thị trường mà doanh nghiệp của IB đang kinh doanh để từ đó là cơ sở có thể so sánh với các chỉ số tài chính doanh nghiệp của IB.

Bước 3: Xác định mô hình phân tích và phân tích các chỉ số tài chính

Sau khi xác định được chỉ tiêu cần phân tích và những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích cần xác định được mô hình sẽ phân tích từ đó có thể phân tích và tính toán được các chỉ số tài chính khác nhau.

Phân tích các chỉ số tài chính khác nhau sẽ cho ta biết được những vấn đề của công ty như: (1) Các chỉ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn của công ty; (2) Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của công ty; (3) Các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh các công tác tổ chức điều hành hoạt động của công ty; (4) Các chỉ tiêu về lợi nhuận: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của công ty hay phản ánh hiệu năng quản trị của công ty

Bước 4: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu hoạt động doanh nghiệp của IB từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của IB

Bước 5: Phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp: Sau khi đã nắm bắt được khái quát hiện trạng hoạt động của công ty cần tìm ra các nguyên nhân của mọi vấn đề mà doanh nghiệp của IB đang gặp phải để đưa ra những giải pháp phù hợp.

5. Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả HĐKD: Để hiểu sâu sắc và đưa ra đánh giá chính xác về hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp của IB, chúng ta phải phân tích đa chiều. 

5.1. Phân tích theo chiều dọc

Phân tích theo chiều dọc là việc tính toán, xem xét tỷ trọng các cấu phần trong Báo cáo. Nếu coi Doanh thu thuần là gốc so sánh, chiếm 100%, thì các yếu tố còn lại (bên dưới) chiếm (hay đạt) bao nhiêu % doanh thu thuần. Tỷ trọng này cũng được theo dõi so sánh qua nhiều kỳ để tìm ra chỉ số cao, thấp bất thường làm giảm lợi nhuận.

Phân tích các chỉ số này một cách đều đặn qua thời gian dài sẽ giúp các bộ phận hoạch định kế hoạch doanh thu cũng như phân bổ chi phí được phù hợp hơn. Ví dụ khi xây dựng một phương án kinh doanh, người thiết lập phải biết cơ cấu chi phí thông thường sẽ ở mức bao nhiêu, đâu là sản lượng và giá bán hòa vốn. Từ đó xây dựng mức giá bán vừa đủ cạnh tranh, vừa phù hợp năng lực cũng như mang lại lợi nhuận. Để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu nằm ở đâu, doanh nghiệp của IB cần tính chỉ số đến tài khoản cấp 2. Thậm chí, tính hiệu quả đến từng giao dịch hay từng dòng sản phẩm, từng khu vực, từng nhân viên bán hàng… 

5.2 Công thức tính toán một số lợi nhuận chính như sau: (1) Lợi nhuận gộp (GP): = Doanh thu thuần – Giá vốn; (2) Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT): = LN trước thuế + CP Lãi vay; (3) Lợi nhuận trước khấu hao và lãi vay (EBITDA): = LN trước thuế + Khấu hao + CP Lãi vay

GP (Gross Profit): Trong một số giai đoạn, việc bán hàng khó khăn do suy thoái kinh tế, nhu cầu suy giảm, dịch bệnh… nhiều công ty chỉ dám kỳ vọng doanh thu đủ bù chi phí biến đổi. Khi đó, lợi nhuận gộp (GP) gần như bằng 0 cũng là thành công. 

EBIT (Earnings before Interest & Taxes): Tính giá trị này để xác định hoạt động cốt lõi (hoạt động kinh doanh chính) có tạo lợi nhuận hay không khi loại bỏ chi phí lãi vay và thuế. Nó có tác dụng để so sánh hiệu quả trong những giai đoạn phát triển khác nhau: Ví dụ thời kỳ đầu, doanh nghiệp cần vay vốn nhiều để đầu tư xây dựng, chi phí lãi vay cao trong khi doanh thu chưa lớn. Nếu không tách lãi vay khi so sánh, việc so sánh sẽ khập khiễng.

EBITDA (Earnings before Interest, Taxes, Depreciation & Amortization): EBITDA là thước đo lợi nhuận nhưng loại trừ chi phí không dùng tiền mặt (chi phí khấu hao) và chi phí vốn. Vì mỗi kỳ phát sinh chi phí này, doanh nghiệp của IB không phải bỏ tiền mặt như các loại chi phí khác do đã chi ra từ khâu mua tài sản. Chi phí khấu hao làm giảm lợi nhuận, nhưng nó không làm phát sinh dòng tiền chi ra các kỳ. Mỗi doanh nghiệp của IB lại chủ động trích khấu hao theo phương pháp và thời gian khác nhau. Và hơn nữa, quy mô tài sản cũng khác nhau..

5.2. Phân tích chéo

Phân tích chéo là việc dùng các chỉ tiêu theo chiều ngang và chiều dọc ở trên để so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc chỉ số trung bình ngành. Quá trình so sánh này mang tính chất khách quan trong việc đánh giá một doanh nghiệp, phục vụ quản trị nội bộ hay các mục đích khác của người đọc báo cáo.

 

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ HĐKD VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG THEO SỐ LIỆU TRÊN BCTC

 

TT

Nội dung chỉ số

Tiêu chuẩn *

Ý Nghĩa

Cách tính

ĐVT: %

1

Tỉ suất lợi nhuận gộp trên DTT. (Gross Profit Margin-GPM)

 

Cho biết doanh thu có đủ bù đắp chi phí trực tiếp tạo ra doanh thu đó không

(LN gộp/Doanh thu thuần)*100

2

Tỉ suất lợi nhuận hoạt động trên DTT (Operating Profit Margin –OPM)

 

Cho biết doanh thu có đủ bù CP trực tiếp (giá vốn), CP lãi vay, CP bán hàng, CP quản lý không

(LN thuần/Doanh thu thuần)*100

3

Tỉ suất lợi nhuận ròng trên DTT(Net Profit Margin – NPM = ROS)

> 0

Cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu % lợi nhuận

(LN sau thuế/Doanh thu thuần)*100

4

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ (Return on Equity – ROE)

H ≥ 12%

Mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo bao nhiêu đồng LN sau thuế

(LN sau thuế/Vốn chủ bình quân)*100

5

Tỉ suất lợi nhuận của tài sản(Return on Assets – ROA)

H ≥ 10%

Cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản tạo bao nhiêu đồng LN sau thuế

(LN sau thuế/Tổng TS bình quân)*100

 

BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ 2 DN CỦA IB THEO CHIỀU NGANG

 

Chỉ tiêu

Tăng trường

DN của IB

2021

2022

2023

2024

2025

Reveme

CAGR 1 năm

 

-17%

-39%

-38%

60%

 

CAGR 18-22

 

 

-16%

 

 

 

CAGR 1 năm

VMG

 

-2%

-42%

4%

47%

 

CAGR 18-22

VMG

 

 

-3%

 

 

Gross Profit

CAGR 1 năm

 

 

 

 

 

 

CAGR 18-22

 

 

 

 

 

 

CAGR 1 năm

VMG

 

 

 

 

 

 

CAGR 18-22

VMG

 

 

 

 

 

 

Giả định Bảng tính phân tích trên cho thấy:

Xét về số tuyệt đối, tổng doanh thu của MĐ cao gấp hơn 2 lần doanh thu của VMG, nhưng lợi nhuận gộp của VMG lại cao gấp 1.1 lần của MĐ. Tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về doanh thu và lợi nhuận cho thấy VMG luôn cao hơn MĐ. 

Doanh thu và lợi nhuận của cả hai có xu hướng giảm từ năm 2022 và chạm đáy vào năm 2021, 2022. Năm 2023 đã nhìn thấy chiều hướng đi lên nhưng chưa mạnh. Lý giải cho sự suy giảm này như sau:

Cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước “siết room” tín dụng, tăng lãi suất, các công ty kinh doanh bất động sản và xây dựng gặp rất nhiều trở ngại trong việc vay vốn. Sang năm 2023, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu đang bước vào một chu kỳ suy thoái mới. Minh chứng bằng rất nhiều chỉ số đi xuống, điển hình như PMI đã giảm tới ngưỡng cảnh báo. Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách điều hành vĩ mô: Chính sách tài khóa; Chính sách tiền tệ linh hoạt và nới lỏng hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của IB vẫn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, tình hình kinh doanh vẫn chưa có cơ hội hồi phục như mong muốn.

Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của 2 doanh nghiệp của IB từ năm 2022 đến năm 2023: (áp dụng công thức sau đó lên Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận)

 

GIẢ ĐỊNH BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

2 DOANH NGHIỆP CỦA IB THEO CHIỀU DỌC TỪNG NĂM

 

Tên ngắn

DN của IB

2020

2021

2022

2023

2024

Nhận xét

Cost products/ Reveme

94%

96%

94%

97%

97%

TB cao hơn

VMG

88%

86%

85%

86%

89%

TB thấp hơn

Interrest + Management cost/ Reveme

2%

2%

5%

6%

6%

Một số năm cao hơn DT

VMG

8%

9%

33%

12%

12%

TB thấp hơn

Total Cost (Cost products + Interrest + Management cost / Reveme)/ Reveme

96%

98%

99%

103%

103%

TB thấp hơn

 

 

 

 

 

 

 

VMG

96%

95%

118%

97%

102%

TB thấp hơn

GPM - Biên lợi nhuận gộp

6%

4%

6%

3%

3%

TB thấp hơn

VMG

12%

14%

15%

14%

11%

TB thấp hơn

OPM - Biên lợi nhuận hoạt động

6%

4%

3%

-0,10%

-0,40%

TB thấp hơn

VMG

8%

9%

37%

12%

11%

TB thấp hơn

NPM - Biên lợi nhuận ròng

5%

3%

2%

0,30%

0,10%

TB thấp hơn

VMG

7%

8%

30%

9%

11%

TB thấp hơn

ROA – Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

9%

4%

2%

0,20%

0,10%

TB thấp hơn

VMG

3%

4%

9%

2%

3%

TB thấp hơn

ROE- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hứu

19%

8%

4%

0,30%

0,30%

TB thấp hơn

VMG

8%

10%

24%

7%

9%

TB thấp hơn

 

GIẢ ĐỊNH BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG

2 DOANH NGHIỆP CỦA IB SO SÁNH DỌC 05 NĂM

 

Chỉ tiêu

Doanh thu

Tỷ trọng TB

CPM

OPM

NPM

ROA

ROE

VMG

VMG

VMG

VMG

VMG

VMG

VMG

Reveme

90.467

38.985

100%

100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cost products

85.948

33.822

95%

87%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cross Profit

4499

1.103

5%

13%

5%

13%

 

 

 

 

 

 

 

 

Financial cost

177

2148

0,20%

6%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Management cost

2871

3067

3%

8%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Operation Profit

2943

5284

3%

14%

 

 

3%

14%

 

 

 

 

 

 

Profit befort tax

3263

5591

4%

14%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Net Profit

2601

4367

3%

12%

 

 

 

 

3%

12%

3%

4%

6%

12%

 

Theo Bảng tính giả định trên: (1) Giá vốn hai DN của IB đều khá cao, trong đó MĐ cao hơn VMG trung bình 8%. (2) Tổng chi phí hoạt động (giá vốn, lãi, chi phí quản lý) năm 2020, 2021, 2022 hai DN của IB đều cao hơn doanh thu, trong khi lợi nhuận sau thuế vẫn > 0 chứng tỏ lợi nhuận mang lại từ Doanh thu hoạt động tài chính hay Thu nhập khác, mà không mang lại từ hoạt động kinh doanh chính là xây dựng.

BIỂU ĐỒ GIÁ VỐN VÀ LỢI NHUẬN GỘP HAI DN CỦA IB

Các chỉ số GPM, OPM, NPM, ROE và ROA của Vimedimex Group (VMG) đều cao hơn Mỹ Đình (MĐ)

D. CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Bước 1: Đọc thông tin các chỉ tiêu

Khi đọc bảng Báo cáo KQHĐKD, nhà quản trị cần xem xét các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của DN IB.

Đầu tiên là chỉ tiêu LN sau thuế Thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) để trả lời ngay câu hỏi kỳ này doanh nghiệp của IB lãi/lỗ, số tiền là bao nhiêu. 

Sau đó đến chỉ tiêu Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) để xem trong kỳ DN của IB phát sinh bao nhiêu tiền thuế phải nộp trong trường hợp Giám đốc/TGĐ/người được ủy quyền đang xem Báo cáo kết quả hoạt động của DN IB cuối năm tài chính. Đây là chỉ tiêu phản ánh chi phí thuế thu nhập DN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Qua chỉ tiêu này, Giám đốc/TGĐ/người được ủy quyền sẽ biết được nghĩa vụ thuế của DN IB đối với Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp theo,  xem tiếp các chỉ tiêu về DT, chi phí từ đó xác định LN của từng hoạt động. Trong đó, chú trọng tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của DN IB.

Bước 2: Đánh giá các chỉ tiêu

Dựa vào ví dụ nêu tại biểu đồ giá vốn ở trên, về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020, Giám đốc/TGĐ/người được ủy quyền có thể đọc các chỉ tiêu và nắm được KQHĐKD được chia thành 3 phần, bao gồm: (1) Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính; (2) Kết quả hoạt động tài chính; (3) Kết quả hoạt động khác.  KQHĐKD được xác định theo công thức tính như sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh (lãi/lỗ) = Doanh thu – Chi phí

 

     XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH

 

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Năm trước

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

1.200.000.000

1.000.000.000

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

02

0

0

3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)

10

1.200.000.000

1.000.000.000

4

Giá vốn hàng bán

11

800.000.000

600.000.000

5

LN gộp về bán hàng và dịch vụ (20 = 10 – 11)

20

400.000.000

400.000.000

6

Chi phí bán hàng

25

120.000.000

100.000.000

7

Chi phí quản lý doanh nghiệp

26

214.000.000

200.000.000

8

LN thuần từ hoạt động kinh doanh chính {30a = 20 – (25 + 26)}

30a

66.000.000

100.000.000

 

Đánh giá sơ bộ: KQHĐKD chính năm 2020 lãi 66 triệu đồng, giảm 34% so với năm 2019 (lãi 100 triệu đồng). 

Chi tiết hơn nữa, nhà quản trị có thể phân tích sâu hơn cơ cấu, tỷ trọng và sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí để nhìn ra được nguyên nhân doanh thu tăng nhưng tỷ lệ tăng chi phí ở đâu cao hơn dẫn đến tổng kết quả kinh doanh trong kỳ giảm. 

Đối với các DN đã xây dựng được kế hoạch, định mức các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí thì số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên được so sánh với các số dự toán hoặc định mức để đánh giá kết quả công tác quản trị doanh thu, chi phí trong kỳ.

Lưu ý: Chỉ tiêu 30 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, đã bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính và hoạt động Tài chính. Do đó, giả định trong ví dụ này, chúng ta tách chỉ tiêu 30 thành 02 chỉ tiêu như sau: (1) Chỉ tiêu 30a: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính; (2) Chỉ tiêu 30b: Lợi nhuận thuần từ hoạt động Tài chính.

 

ĐỌC KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

 

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Năm trước

1

Doanh thu hoạt động Tài chính

21

4..000.000

5.000.000

2

Chi phí tài chính

22

30.000.000

50.000.000

3

Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC (30b = 21 – 22)

30b

-26.000.000

-45.000.000

 

Đánh giá sơ bộ: KQHĐKD tài chính năm 2020 là lỗ 26 triệu đồng, giảm 42% so với năm 2019 (lỗ 45 triệu đồng). Nguyên nhân chính do trong năm nay, chi phí Tài chính giảm đáng kể (giảm hai mươi triệu đồng).

Thông thường, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ…không có phát sinh các hoạt động đầu tư, doanh thu hoạt động TC chỉ bao gồm lãi các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền cho cá nhân, tổ chức vay… Tương tự, chi phí hoạt động Tài chính thường chỉ bao gồm các chi phí về lãi vay, lỗ tỷ giá,…

 

ĐỌC KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Năm trước

1

Thu nhập khác

31

0

200.000.000

2

Chi phí khác

32

0

185.000.000

3

LN khác (10 = 31 – 32)

40

0

15.000.000

 

Đánh giá sơ bộ: Hoạt động khác năm 2020 không phát sinh, lợi nhuận khác năm 2020 là 0 đồng, giảm với năm 2019 (lãi 15 triệu đồng).

ĐỌC KẾT QUẢ TỔNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP

 

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Năm trước

1

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính

30a

66.000.000

100.000.000

2

Lợi nhuận thuần từ hoạt động Tài chính

30b

-26.000.000

-45.000.000

3

Lợi nhuận thuần khác

40

0

15.000.000

4

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30a + 30b + 40)

50

40.000.000

70.000.000

 

Đánh giá tổng quát: KQHĐKD tổng 03 hoạt động của DN năm 2020 lãi 40 triệu đồng, giảm 33% so với năm 2019 (lãi 70 triệu đồng).

Đối với các doanh nghiệp nhỏ của IB, các số liệu Báo cáo lợi nhuận thuần từ hoạt động Tài chính và lợi nhuận thuần khác thường nhỏ. Tuy nhiên với các doanh nghiệp vừa và lớn của IB, giá trị lợi nhuận thuần từ hoạt động Tài chính và lợi nhuận thuần khác có thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kết quả kinh doanh doanh nghiệp IB. Lúc này, Giám đốc/TGĐ/người được ủy quyền phải xem xét, đánh giá tỷ trọng từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận và có những phân tích, nhìn nhận, đánh giá chuyên sâu hơn. Lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận bền vững của doanh nghiệp IB.

Nếu tổng lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp IB cao, đạt hoặc vượt kế hoạch nhưng nguồn lợi nhuận lại không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà đến từ hoạt động đầu tư tài chính hoặc hoạt động khác thì đây cũng là một dấu hỏi doanh nghiệp IB cần tiếp tục giải đáp.

Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu, đọc báo cáo kết quả kinh doanh cùng với Bảng tổng hợp phân tích doanh thu, chi phí và các Báo cáo khác.

Sau khi đã xác định được số liệu kết quả kinh doanh của từng hoạt động và có đánh giá sơ bộ, khái quát ban đầu, Giám đốc/TGĐ/người được ủy quyền kết hợp với các Báo cáo tổng hợp phân tích chuyên sâu, chi tiết hơn về doanh thu, từng loại chi phí  hoạt động; kết hợp việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả (kế hoạch – thực hiện), tỷ trọng các loại chi phí so với doanh thu, sự biến động của chi phí, doanh thu theo chiều thời gian (so sánh năm nay với năm trước, kỳ này với kỳ trước)… nhà quản trị sẽ nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp và có những quyết định quản trị kịp thời, đúng đắn.