QUY ĐỊNH VỀ MỨC PHẠT CHẬM NỘP TỜ KHAI THUẾ
1. Lập Tờ Khai, Báo Cáo Thuế
Lập tờ khai, báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gửi nộp tới các cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.Đây được coi là loại tài liệu, chứng từ làm cầu nối để các cơ quan có thể nắm bắt được tình trạng hoạt động chung của tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định các loại tờ khai, thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế mỗi tháng, quý về các hoạt động phát sinh là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Để từ đó, cơ quan quản lý thuế có thể dễ dàng theo dõi, quản lý và phát hiện ra được điểm bất thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định 125/2020/NĐ-CP được ban hành quy định về mức phạt chậm nộp tờ khai thuế để xử phạt những hành vi không thực hiện đúng.
2. Các Loại Tờ Khai, Báo Cáo Thuế DN Phải Nộp Hàng Tháng, Hàng Quý
Tổ chức, doanh nghiệp khi kinh doanh, sản xuất đều có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn cho Ngân sách Nhà nước. Trong đó, khi nộp thuế đồng thời nộp cả tờ khai, báo cáo thuế cho cơ quan thẩm quyền để làm bằng chứng.
Các loại tờ khai, báo cáo thuế doanh nghiệp phải lập như: (1) Giấy tờ kê khai thuế GTGT các tháng, các quý trong năm; (2) Tờ khai thuế TNCN các tháng, các quý; (3) Giấy tờ kê khai thuế TNDN hàng quý; (4) Bản báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý; (5) Bản báo cáo thuế phát sinh khác (nếu có)
3. Thời Hạn Nộp Các Loại Tờ Khai Thuế Cho doanh nghiệp
Kế toán viên có trách nhiệm tính toán số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp, lên tờ khai, báo cáo thuế và nộp đúng thời hạn cho cơ quan thẩm quyền. Vì vậy, kế toán cần phải chú ý về thời gian nộp tờ khai thuế để tránh bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể, thời hạn nộp tờ khai thuế như sau: (1) Nếu tổ chức, doanh nghiệp kê khai theo tháng: Hạn nộp tờ khai thuế và tiền nộp thuế chậm nhất 20 ngày của tháng liền sau đó. (2) Nếu tổ chức, doanh nghiệp kê khai theo quý: Hạn nộp tờ khai thuế và tiền nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý liền sau.
4. Nguyên Tắc Áp Dụng Mức Phạt Chậm Nộp Tờ Khai: (1) Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh thì áp dụng mức tiền phạt chậm nộp tờ khai như đối với cá nhân. (2) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (trừ mức phạt tiền đối với hành vi được quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP); (3) Khi xác định mức tiền phạt chậm nộp tờ khai đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo đúng nguyên tắc: Một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. (4) Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì sẽ không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể phải nộp phạt theo quy định. (5) Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết sẽ được tính giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt tuy nhiên, mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt hiện tại; (6) Nếu có tình tiết tăng nặng, thì mỗi tình tiết sẽ được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt, tuy nhiên mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt hiện tại. (7) Thời hiệu được tính từ ngày người nộp thuế thực hiện nộp hồ sơ khai thuế hoặc cơ quan thuế phát hiện. (8) Khi phạt tiền, mức phạt chậm nộp tờ khai cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
5. Nguyên Tắc Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Thuế, Hóa Đơn
Đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp thì nguyên tắc xử phạt như sau: (1) Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và quy định về xử lý vi phạm hành chính. (2) Tổ chức, doanh nghiệp chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có các hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP. (3) Đặc biệt, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm một, trừ các trường hợp sau đây:
Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp hồ sơ kê khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt chậm nộp tờ khai thuế về một hành vi có khung phạt tiền cao nhất trong số các khung phạt theo quy định và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
Trường hợp trong số tờ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử theo mức phạt về hành vi trốn thuế
Trường hợp cùng một thời điểm, người nộp thuế chậm nộp nhiều tờ khai, báo cáo cùng loại thì người nộp thuế bị phạt chậm nộp tờ khai về một hành vi với khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
6. Hình Thức Xử Phạt Chậm Nộp Tờ Khai Chính
Có 2 hình thức chính xử phạt chậm nộp tờ khai về vi phạm chậm nộp tờ khai như:
Cảnh cáo: Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với những hành vi vi phạm thời hạn nộp tờ khai thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và phải thuộc trường hợp áp dụng xử phạt cảnh cáo được quy định tại Nghị định này.
Phạt tiền: (1) Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức, IB thực hiện hành vi vi phạm về hóa đơn. (2) Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
7. Mức Phạt Chậm Nộp Tờ Khai Báo Cáo Thuế
Để xác định chính xác mức phạt, bản thân doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau nhằm chủ động hơn trong việc nộp phạt như:
Bước 1: Trước khi xem mức phạt chậm nộp tờ khai thuế thì kế toán viên cần xác định được tổ chức, doanh nghiệp mình chậm nộp tờ khai, báo cáo thuế bao nhiêu ngày.
Bước 2: Sau khi đã xác định số ngày chậm nộp tờ khai thuế, đối chiếu với quy định bên dưới với các khung phạt và mức phạt nhé:
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020, được áp dụng từ ngày 05/12/2020 quy định về mức xử phạt chậm nộp tờ khai như sau:
Mức phạt |
Số ngày chậm nộp - Hành vi |
1. Phạt cảnh cáo |
Đối với hành vi nộp hồ sơ, tờ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ |
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
Đối với hành vi nộp hồ sơ, tờ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên. |
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng |
Đối với hành vi nộp hồ sơ, tờ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. |
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng |
Đối với một trong các hành vi sau đây: a. Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; b. Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; c. Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; d. Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. |
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng |
- Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào Ngân sách Nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế. - Trường hợp số tiền phạt chậm nộp tờ khai nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không được thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này. |
Lưu ý: Ngoài việc bị phạt chậm nộp tờ khai thuế được nêu ở bên trên, nếu trường hợp dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì sẽ bị phạt thêm vì tội chậm nộp tiền thuế.
8. Những Trường Hợp Không Xử Phạt Chậm Nộp Tờ Khai Thuế
Bên cạnh những trường hợp vi phạm về chậm nộp tờ khai thuế thì có những trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt vi phạm hành chính như: doanh nghiệp
Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế quy định tại khoản 4, Điều 11, Luật Xử lý vi phạm hành chính ⇒ Thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định tra thuế, thanh tra thuế tại tổ chức, doanh nghiệp.
Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, tính toán số tiền phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.
Ngoài những trường hợp không xử phạt ở trên, thì khi thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm nhưng trước ngày 05/12/2020 thì không được áp dụng mức xử phạt trên, mà áp dụng Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế của Thông tư 166/2013/TT-BTC.
Số ngày quá hạn |
Mức phạt trung bình theo quy định cũ (VND) - Thông tư 166/2013/TT-BTC |
Mức phạt trung bình theo quy định mới nhất - Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Từ 1 - 10 ngày |
700,000 |
2,000,000 - 5,000,000 |
Từ 11 - 20 ngày |
1,400,000 |
|
Từ 21 - 30 ngày |
2,100,000 |
|
Từ 31 - 40 ngày |
2,800,000 |
5,000,000 - 8,000,000 |
Từ 41 - 60 ngày |
3,500,000 |
|
Từ 61 - 90 ngày |
3,500,000 |
8,000,000 - 15,000,000 |
Trên 90 ngày |
Tờ khai không phát sinh phải nộp |
8,000,000 - 15,000,000 |
Tờ khai có phát sinh phải nộp |
15,000,000 - 25,000,000 |
Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế theo quy định cũ và quy định mới
9. Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả
Buộc nộp đủ khoản tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, Điều 13, Nghị định này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp tờ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế. Buộc nộp tờ khai thuế, phụ lục kèm theo trong hồ sơ kê khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d, khoản 4, Điều này.
3. Tư vấn về chuyển nhượng vốn
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập IB.
3.1Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của IB là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của IB đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán IB). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Trường hợp IB bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập IB theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ khai thuế thu nhập IB (mẫu số 08) ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp IB có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập IB. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
a) Căn cứ tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:
Thu nhập tính thuế = giá chuyển nhượng – giá mua của phần vốn chuyển nhượng – chi phí chuyển nhượng
Trong đó:
(1) Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. IB có chuyển nhượng một phần vốn góp trong IB mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của IB tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.
IB có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
(1) Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp sau: Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập IB là giá trị phần vốn góp trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng vốn và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với IB 100% vốn nước ngoài. Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Trường hợp phần vốn IB góp hoặc mua lại có nguồn gốc một phần do vay vốn thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.
Trường hợp IB hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ (đã được Bộ Tài chính chấp thuận) có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp IB hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền).
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Ví dụ 16: IB A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để thành lập IB liên doanh sản xuất giấy vệ sinh sau đó IB A chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho IB B với giá là 550 tỷ đồng, vốn góp của IB A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn là 70 tỷ đồng. Thu nhập để tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong trường hợp này là 80 tỷ đồng (550 - 400 - 70).
b) IB có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập IB.
c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật IB (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau: (1) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập IB phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật IB thì IB thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập IB phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài. (2) Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế.
3.2 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của IB là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Trường hợp IB thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập IB.
Trường hợp IB tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế thu nhập IB.
Trường hợp IB có chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập IB. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
Căn cứ tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
a) Giá bán chứng khoán được xác định như sau: (1) Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. (2) Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
b) Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền. Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh. IB có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập IB.